Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Vì sao gừng Trung Quốc đạt năng suất cao hơn Gừng Việt Nam?

Gừng là loại cây được người Trung Quốc đánh giá cao về mặt gia vị và lợi ích cho sức khoẻ. Cây gừng cũng là cây mang lại lợi ích kinh tế cao. Chỉ nói tới cây gừng trồng dưới tán dừa, với năng suất gừng tươi đạt 18,4 tấn/ha ( năm 1999), sau khi khấu trừ toàn bộ tiền đầu tư, người trồng gừng ở Ấn Độ có thể thu được lãi thuần 148.000 rupi/ ha, tức tương đương 3.290 đola/ ha (khoảng 53 triệu đồng/ ha). Ở Trung Quốc, một số địa phương tại tỉnh Sơn Đông có thể thu hoạch lên đến 100 – 120 tấn/ha. Ngày nay, với trình độ khoa học kỹ thuật thay đổi, cải tiến, nhiều địa phương tại Việt Nam mới chỉ đạt năng suất 70 – 80 tấn/ha. Nếu giá gừng chỉ tính ở mức trung bình là 15.000 đ/kg thì rõ ràng đây là một mức lãi rất cao và cây gừng là cây trồng giá trị.
    Về mặt nông học, cây gừng có nhu cầu dinh dưỡng khoáng rất cao. Mỗi vụ trồng gừng lấy đi khoảng 400 kg N, 145 kg P2O5, và 950 kg K2O/ ha. Do lượng kali cây lấy đi rất lớn này, làm cho cây gừng rất mẫn cảm với đất có hàm lượng kali thấp. Ơ vùng Đông – Nam Trung Quốc, người trồng gừng có thói quen chỉ sử dụng phân có đạm (N) và lân (P), nên lâu dần đất trồng gừng trở nên nghèo kali nghiêm trọng. Sự nghèo kiệt kali đã làm cho cây gừng trở nên yếu và sâu bệnh hại trở nên nghiêm trọng. Hiện tượng này không chỉ làm giảm năng suất củ mà còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm, làm giảm cả hiệu quả kinh tế trồng gừng và có nguy cơ làm suy yếu nghề này.
    Các nhà nghiên cứu của Trung Quốc đã nhận ra vấn đề và thấy cần có những minh chứng để giúp nông dân thay đổi tập quán. Các thí nghiệm về phân bón đã được tiến hành trên cây gừng và đã cho kết quả thật rõ ràng.
Kali đã thể hiện ảnh hưởng rất rõ lên cây gừng. Với liều lượng thích hợp của N:P2O5:K2O là 375 – 90 – 450 kg/ ha đã làm cho chiều cao cây, đường kính thân, số nhánh và khối lượng củ/ gốc tăng lên rõ rệt. Bón K làm cho mầu lá cây sống động, cây sinh trưởng mạnh mẽ, sức đề kháng sâu bệnh tăng cao. Ví dụ bệnh cháy lá thường xảy ra rất rõ rệt ở giai đoạn cuối của cây gừng, nhưng rất hiếm gặp khi bón đầy đủ NPK. Cũng từ đó, cả liều lượng và số lần phun thuốc hoá học trừ sâu bệnh cũng giảm đi rõ rệt trong suốt vụ thí nghiệm.
    Về năng suất, tại Yangji (năm 1999) các công thức thí nghiệm đã làm tăng năng suất củ từ 26 – 47% (trung bình 34%), tại Tanpeng (năm 2000) năng suất tăng 19 – 35% (trung bình 27%), tại cánh đồng của nông dân (năm 2001) năng suất tăng 35 – 41% (trung bình 38%) .
    Hiệu quả kinh tế của cây gừng cũng được tăng lên đáng kể khi chế độ bón phân được cân bằng. So với cách bón phân của nông dân, tại Yangji và Tampeng, cách bón phân mới đã làm tăng thu nhập từ 744 USD đến 2.244 USD/ha, làm tăng giá trị đầu tư phân bón của việc bón phân NPK hợp lý. Lợi nhuận tối đa đạt được với liều lượng đạm trung bình (375 kg N/ha) và lượng kali 450 kg K2O/ha. Tại cánh đồng của dân, liều lượng đạm 450 kg N/ha kết hợp với liều kali 450 kg K2O/ha cho lợi nhuận cao nhất.

    Rõ ràng K là yếu tố hạn chế năng suất gừng ở Đông – Nam Trung Quốc. Việc bón đầy đủ phân đạm và phân lân, được kết hợp với liều lượng kali hợp lý đã làm tăng sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế cây gừng ở đây. Điều này nhắc nhở những người trồng gừng ở Việt nam rằng 375 kg N/ha, tương đương với 815 kg Urea/ha; và 450 kg K2O, tương đương với 750 kg kali clorua/ ha, ngoài ra còn 145 kg P2O5/ha,  là một lượng phân bón không hề nhỏ, mà có lẽ chưa một người nông dân VN nào dám nghĩ tới chứ chưa nói đến đã thực hành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét