Cây gừng có tên khoa học là Zingiber officinale
Rose. Gừng là một loại cây nhỏ, sống lâu năm, cao 0,6 đến 1m. Thân rễ mọc thành
củ, lâu dần thành xơ. Trục hoa xuất phát từ gốc, dài tới 20cm, cụm hoa mọc sít
nhau, hoa dài 5cm, rộng 2-3cm, tràng hoa màu vàng xanh, mép cánh hoa và nhị hoa
màu tím.
Trong củ gừng có 2-3% tinh dầu, ngoài ra còn có chất
nhựa (5%), chất béo (3,7%), tinh bột và chất cay. Các chất trong gừng có tác dụng
hạ nhiệt, giảm đau và giảm ho, chống viêm, chống co thắt, chống nôn, chống loét
và tăng vận chuyển trong đường tiêu hoá, ức chế thần kinh trung ương... và có
hoạt tính miễn dịch. Gừng là một gia vị thực phẩm, vừa cho ta vị thuốc quý với
các tên dược liệu sinh khương, can khương, bào khương. Sinh khương là thân rễ
tươi của cây gừng. Vị cay, tính hơi ôn, vào các kinh phế, tỳ và vị.
II. TÁC DỤNG CỦA GỪNG
1. Gừng chống lạnh.
Nếu phải giầm mưa giãi gió nhiều, bị hạ đường huyết,
bủn rủn chân tay, toát mồ hôi, chân không đứng vững: chỉ cần một nhánh gừng nhỏ
giập vào cốc nước đường uống ấm là ổn.
Người ăn khó tiêu hoặc chán ăn: chỉ cần một nhánh gừng
băm nhỏ với 2- 3 củ sả, 1 quả ớt, gia vị vừa đủ đánh lẫn với trứng gà, vịt,
tráng hoặc hấp cơm, nếu vừa lội nước nhiều giờ, ăn sẽ ấm lên.
Nếu vừa ngâm mình dưới nước lâu, lạnh rét, nhấm một
miếng gừng nhai rồi chiêu với một cốc nước nóng, người sẽ ấm lên. Nếu muốn tắm
rửa, đập giập một củ gừng, hoà một vốc muối ăn vào nước ấm để tắm rửa. Nhà có bồn
tắm, 1 thùng nước to thì nên ngâm mình vao, tắm xong người ấm nóng và cơ thể cảm
thấy sung mãn trở lại.
Lội nước bị cảm lạnh, lấy một nắm gừng giã với tóc rối,
trộn với rượu trắng bọc vào miếng vải thưa, đánh gió. Khi đánh gió nhớ tránh
đánh xuôi từ trên xuống và tránh các hạch bạch huyết (mang tai, nách, hang, bên
trong khuỷu tay, kheo chân) sẽ nhanh chóng được giải cảm. Nếu có đồng tiền bạc
cổ hoặc trang sức bằng bạc gói lẫn vào thì càng tốt, bạc sẽ thu các axit độc ra
khỏi cơ thể (đồng tiền bạc bị chuyển mầu đen) người sẽ càng nhanh khỏi…
2. Gừng giải
cảm
Bị cảm lạnh, bất tỉnh nhân sự, miệng sùi bọt mép,
chân tay không co duỗi được: Nước cốt gừng 1 chén nhỏ, Nước vòi măng tre (Trúc
lịch) 2 chén nhỏ. Hoà cùng nhau uống, khỏi ngay (Nam dược thần hiệu).
Nếu cảm mà mình nóng, muốn nôn oẹ: Gạo nếp 1/3 bát
sao vàng, gừng một củ đập giập. Nấu cháo ăn nóng bất kể giờ giấc.
Bị cảm, miệng
lập cập, tay run rẩy không cầm nắm gì được: Gừng khô 4g, Nhục quế (cạo bỏ vỏ)
2g, Thạch hộc 6g, Ngưu tất 8g, Ngũ gia bì 10g. Đun với 2 bát nước lầy lưng 1
bát. Nếu có đồng bạc cổ ngâm sẵn trong dầu vừng bỏ vào sắc chung uống bất kỳ
lúc nào thì càng tốt. Người ấm lên ngay, hết run, nói được.
Nếu mình nóng
ớn lạnh, đau đầu, nghẹt mũi, ho và sốt ( bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính -
ta gọi là cảm cúm) thì dung ngay bài thuốc sau: Gừng tươi 3 lát, Vỏ quýt 5g,
Thanh bì (vỏ quýt non) 5g, Chỉ xác (quả trấp bỏ ruột) 5g, Cát cánh 8g, Tô diệp
(lá tía tô)9g, Ma hoàng 8g, Hương phụ (củ cỏ gấu) 12g, Cam thảo 3g. Nếu ho nhiều
thêm Tang bạch bì 8g (vỏ rễ cây dâu cạo vỏ đỏ ở ngoài) hoặc Mạch môn đông 8g. Sắc
với 3 bát nước, lấy 1 bát, uống ấm. Nếu có Chua me đất hoa vàng thì gia thêm 1
nắm, nếu có nước tre non (nướng lên rồi đập, giã, ép lấy nước) uống thì cũng hạ
sốt nhanh. Nên uống trước bữa ăn, sau đó ăn cháo hành thì càng tốt, uống xong
năm đắp chăn cho ra mồ hôi. Người mới bị cảm chỉ 1-2 thang là khỏi ngay.
Người không ra được mồ hôi, rét trong, nóng ngoài: Gừng
sống 1 củ, Hành tăm cả rễ 7 nhánh, Hạt đào cả vỏ giã nát 7 hạt, Chè tươi 1 nắm.
Sắc uống ấm (Sắc với 2 bát nước để lấy 2/3 bát thuốc). Hoặc làm như sau: Gừng sống
1 củ, Hành cả rễ 3 củ, Đậu sị 1 thìa. Cả ba thứ giã nhỏ, gói vào vải mỏng, buộc
vào rốn cho ra mồ hôi là khỏi.
Ngâm mình
lâu trong nước bị cảm, tay chân quyết lạnh, nấc cụt: Gừng sống 1 nhánh, Vỏ quýt
1 nhúm, Tai quả hồng 3-5 cái. Sắc với nước uống nóng sẽ khỏi.
3. Gừng chữa bệnh tiêu hóa
Thình lình đau bụng: Gừng sống 7 lát (1 nhánh vừa),
Muối sao vàng 5g, Nước 1 bát. Sắc uống khi còn ấm.
Ỉa chảy xối xả liên tục do bị lạnh hoặc bị nhiễm khuẩn
thức ăn: Gừng tươi 1 củ rửa sạch, đập giập, Búp ổi 1 nắm to. Nếu có búp ổi tàu
(hay ổi sẻ, loại ổi cảnh có bán ở chợ cây cảnh, lá nhỏ bằng đầu đũa, quả bằng
ngón tay thì càng tốt). Đun với 3 bát nước lấy 1 bát uống ngay, liên tục nhiều
lần trong ngày sẽ ngừng.
Lỵ ra máu: Gừng tươi đập giập 1 nhánh, cành lá
Phèn đen 1 nắm (mọc hoang rất nhiều), Tô mộc (gỗ vang) chẻ nhỏ 1 nắm. Sắc uống ấm.
Hoặc Gừng tươi 1 nhánh, Rễ cỏ tranh 1 nắm, Phèn đen 1 nắm, Cỏ seo gà 1 nắm, Mơ
lông (mơ trắng, mơ hôi) 1 nắm (Nếu không có mơ lông thì dùng mơ tam thể cũng tốt).
Tất cả sắc với ba bát nước lấy lưng bát uống ấm hoặc như bài 2 nhưng thay vì
búp ổi tươi (chữa ỉa chảy) thì nay sao vàng hạ thổ chữa kiết lỵ
Đau bụng trên (thổ) hoặc đau bụng dưới (đi tả) hoặc
cả thổ cả tả (miệng nôn trôn tháo): Gừng sống giã nát 1 nhánh to, Lá đào 3 nắm
giã nhỏ. Trộn đều sao khô, tán nhỏ, mỗi lần uống gần 10g. Hoặc: Gừng sống 1
nhánh nhỏ, Lá tre 20 lá (loại lá bánh tẻ không già quá), Sắn dây (một khúc củ
tươi hoặc 20g khô – là vị Cát căn ở Hiệu thuốc), Cơm gạo tẻ sao vàng (một nắm bằng
quả quýt). Tất cả cùng sắc uống (3 chén nước sắc lấy 1 chén thuốc).
Đau bụng toát mồ hôi, muốn thổ không thổ được, muốn
tả không tả được: Gừng sống 1 lạng, Rễ lau (Lô căn) 1 lạng, Vỏ quýt (Trần bì)
20g. Nước 1 bát, sắc còn một nửa chia đôi uống.
Dạ dày đầy cứng, ăn uống không ngon, cồn cào
(phiên vị) oẹ mửa: Gừng khô (Can khương), Riềng ấm (Lương khương). Hai thứ bằng
nhau, sắc uống. Nếu có điều kiện tán khuấy hồ, làm viên bằng hạt ngô uống dần,
lần đầu 15 viên, lần sau 20 viên.
Bị nhiễm lạnh,
tà khí kết chặt, ngực sườn đầy cứng trướng đau: Gừng sống 1kg giã lấy nước để
riêng, Bã gừng sào chin với muối. Bọc vải mỏng chườm vào chỗ đau. Nguội lại tẩm
nước gừng xào chườm tiếp. Làm như vậy hồi lâu sẽ khoan khoái.
Các chứng uất kết trong ngực, bụng, do bội khí, thực
tích, đàm tắc, hông ngực không khoan khoái: Gừng tươi 1 nhánh, Củ cỏ gấu 1 nắm,
Rễ sim băm nhỏ 1 3 nắm. Tất cả tương đương 15 - 20g sắc với nước uống nóng sẽ hạ
khí, giảm đau, khoan khoái.
4. Dùng gừng
khi bị chấn thương Khi bị chấn thương không có vết trầy xước (như bong gân, va
đập, té ngã, giãn dây chằng...): lấy một củ gừng già và 5-7 lá trầu già (vàng),
giã nhuyễn đùm trong một miếng vải dịt vào vùng đau và băng lại, để chừng 2-3
giờ. Mỗi ngày một lần, liên tục trong 2-3 ngày. Cách làm này rất hiệu quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét