Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Cơ hội cho mặt hàng gừng của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc.

Theo thông tin mới nhất, hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) vừa được ký kết. Tuy nó chưa đi vào hiệu lực, nhưng phần nào đã mở ra cơ hội mới cho những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong số này, gừng là một mặt hàng có sức tiêu thụ lớn ở xứ sở kim chi, do vậy, quý bà con và các bạn cũng nên biết được tiềm năng và những yêu cầu của thị trường này để có phương án canh tác thích hợp.

Bộ trưởng bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho hay “Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với những sản phẩm nhạy cảm trong nước như: tỏi, gừng, mật ong, khoai lang… đây là 1 lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với một số nước xuất khẩu nông sản khác trong khu vực. Những năm qua, mặt hàng gừng, tỏi được chính phủ Hàn Quốc bảo hộ rất cao từ 241-420% nhưng thông qua hiệp định này, chính phủ Hàn Quốc đã cắt giảm mạnh mẽ thuế suất này cho việt nam. Số dòng thuế Hàn Quốc cắn giảm cho Việt Nam lên tới 95.4% số dòng thuế, nhiều hơn số dòng thuế cắt giảm cho các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thai Lan… khoảng 5% cũng sẽ giúp tăng đáng kể sức mạnh cạnh tranh, khả năng thâm nhập của hàng Việt vào thị trường Hàn Quốc.

Khi VKFTA đi vào hiệu lực, dù thuế được giảm, nhu cầu tiêu thụ cao, nhưng hầu hết yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường này vẫn cao, nếu không nói là rất cao, và đang có dấu hiệu ngày càng khắt khe. Điều này đã tạo nên sức ép về sản xuất hàng hóa chất lượng, tiêu chuẩn cao cũng sẽ được đặt ra với các sản phẩm gừng, và không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng được những cơ hội này. Tuy VKFTA là có lợi, nhưng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu không hẳn tận dụng được các cơ hội từ hiệp định này. Kinh nghiệm từ FTA cho thấy, trong nhiều nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp chưa tận dụng được những cơ hội ưu đãi đó là sự phức tạp của việc thực thi các quy định trong FTA. Việc miễn giảm thuế quan được nước nhập khẩu áp dụng khi nhận được giấy chứng nhận xuất xứ C/O. Một điều đáng quan ngại là với sự rườm rà và mất thời gian của việc xin giấy chứng nhận này, nhất là đối với doanh nghiệp xuất khẩu gừng khi mà mỗi một ngày trôi qua cũng làm cho chất lượng củ gừng bị ảnh hưởng, thì nhiều khi doanh nghiệp cũng không mặn mà với việc xin C/O do những chi phí về thời gian và tiền bạc cũng như bị phạt vì giao hàng trễ. Đơn giản hóa các thủ tục xin C/O cũng là một điều mà các doanh nghiệp xuất khẩu gừng hiện nay đang mong mỏi.




Những yếu điểm hay mặc phải của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là chưa đảm bảo tính đồng nhất sản phẩm về kích thước, màu sắc, kỹ thuật đóng gói bao bì kèm, chưa được kiểm định kỹ dẫn đến một số ấn tượng xấu trong nhà nhập khẩu như sản phẩm lẫn nhiều dị vật như đất, tóc, lá cây. Vì vậy, trong việc xuất khẩu, chúng ta cần cẩn thận hơn trong việc kiểm tra chất lượng.
Nhiều kinh nghiệm đã cho thấy, chọn thời điểm xuất khẩu để cạnh tranh cũng là chiến lược mà doanh nghiệp cần chú ý khi xuất khẩu sang Hàn Quốc, Một số nguồn tin mới đây cũng cho thấy, cá mặt hàng Trung Quốc chứa nhiều chất độc hại nên uy tín khi xuất khẩu cũng đã bị giảm sút. Mùa đông ở Hàn Quốc thường lạnh và kéo dài khoảng 5 tháng đó là tiền đề để các sản phẩm gừng có chỗ đứng. Do vậy, chúng ta cũng nên biết để tin tưởng vào con đường mình đang chọn.

Do vậy, thường xuyên cập nhật các yêu cầu của thị trường đồng thời áp dụng những kỹ thuật trồng gừng mới giúp quý bà con và các bạn giảm thiểu được những rủi ro không đáng có.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét