Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG CỦ GIỐNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GỪNG TRỒNG BAO

Thí nghiệm có 4 công thức: CT1: nhỏ (4g), CT2: trung bình (8g), CT3: lớn (16g) và CT4: rất lớn (32g). Giá thể trồng: đất – trấu (1 – 1) (đất phù sa sông Hồng không được bồi đắp hàng năm, trấu hun)
Khi trồng, đặt miếng củ giống cách đáy bao 15cm, phủ lên trên một lớp giá thể mỏng khoảng 2cm. Tưới nước đầy đủ, duy trì độ ẩm 70 – 80% (Ravindran& cs., 2005). Bón lót phân vi  sinh sông Gianh với lượng 1 tấn/ha (10g/bao), bón thúc 3 lần với 100kg N + 100kg P2O5 + 200kg K2O. Lượng bón cho 1 bao/lần bón thúc: 1,5g N + 1,5g P2O5 + 3g K2O (3,3g Ure + 3g  Super lân + 5g KCl). Mỗi lần bón phân sẽ thêm vào một lớp giá thể dầy khoảng 4 – 5cm, tránh để củ trồi lên mặt đất
Ảnh hưởng của khối lượng củ giống đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của gừng trồng bao.
Dinh dưỡng cần cho giai đoạn nảy mầm được cung cấp chủ yếu từ các chất dinh dưỡng được dự trữ trong củ giống. Giai đoạn nảy mầm chỉ cần khoảng 0,24% tổng khối lượng của củ giống. Tuy nhiên, giai đoạn này là nền tảng của quá trình sinh trưởng, phát triển về sau của cây.
Việc chọn củ giống đúng cách, đúng kích thước, khối lượng và tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất là rất cần thiết. Vì vậy, kích thước và dinh dưỡng của củ giống có ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng trưởng của cây con trong giai đoạn tiếp theo. Thời gian đầu, nếu khối lượng mầm nhỏ khả năng bật mầm sẽ kém hơn, cây sinh trưởng chậm hơn do nguồn dinh dưỡng dự trữ trong củ ít, cây cần nhiều thời gian hơn để có thể tạo ra một lượng vật chất nuôi cơ thể và dự trữ. Như vậy,khối lượng mầm càng lớn thì thời gian sinh trưởng càng ngắn, tỷ lệ bật mầm càng caoBảng 1
bang1a
Kết quả nghiên cứu chỉ ra khả năng tăng trưởng chiều cao cây gừng từ nảy mầm đến sau trồng 150 ngày, công thức 32g có chiều cao cây tăng mạnh nhất ( tăng 0,42 cm/ngày), điều này được giải thích do dinh dưỡng dự trữ trong củ lớn hơn các công thức còn lại là tiên đề thúc đẩy sự phát triển của cây. Từ 160 ngày trở đi, cây gừng không phụ thuộc vào dinh dưỡng dự trữ trong củ giống nữa chiều cao cây dần ổn định. CT3 (16g) cho chiều cao cây cao nhất, khối lượng quá lớn (CT4: 32g) hay quá nhỏ (CT1: 4g) đều cho chiều cao cây thấp hơn. Số nhánh tăng nhanh trong giai đoạn 120 – 190 ngày sau trồng, tốc độ tăng trung bình khoảng 0,3 nhánh/khóm/ngày. Từ đó  khối lượng mầm gừng trồng càng lớn, số nhánh càng nhiều, đây chính là cơ sở tạo năng suất cao; điều này hoàn toàn phù hợp nghiên cứu chỉ ra tại bảng 2, số nhánh tăng lên đáng kể với sự gia tăng kích thước củ giống. Số lá/nhánh của công thức CT4 (32g) và CT3 (16g) là cao nhất, trong khi CT2 (8g) và CT1 (4g) lại cho số lá ít hơn đáng kể, điều này không có lợi cho năng suất sau này. Tuy nhiên, nếu số lá quá nhiều, kích thước lá lớn sẽ làm giảm hiệu quả của quang hợp. Khối lượng mầm càng cao thì hệ số đẻ nhánh càng cao, lượng chất khô tích lũy nhiều. Lượng chất khô tích lũy cao nhất là vào thời kỳ 210 ngày sau trồng. Khả năng tích lũy chất khô cao nhất là CT4 và tỷ lệ lượng chất khô tích lũy vào củ là 36,2%, tiếp theo là CT3 với tỷ lệ chất khô tích lũy vào củ cao nhất, đạt 39,6%, thấp nhất là CT1 (4g) chỉ có 28,7 g/khóm với lượng chất khô tích lũy vào củ đạt 32,5%.
bang2a
Theo số liệu tại bảng 3, Các công thức đều không bị rệp và bệnh thối xanh gây hại, nhưng lại bị nhiễm sâu đục thân từ điểm 3 đến điểm 7 theo thang điểm CIP, khối lượng mầm càng nhỏ nhiễm càng nặng do sức đề kháng kém. Đối với sâu cuốn lá thì hầu hết các công thức đều bị nhiễm ở điểm 3, duy chỉ có công thức CT4 (32g) với số lá nhiều hơn nên bị hại nặng hơn ở điểm 5. Công thức CT3 (16g) và CT4 (32g) có độ ẩm trong bầu cây lớn hơn, thiếu ánh sáng hơn nên bị ốc sên hại nhiều hơn (điểm 5), đồng thời cũng nhiễm bệnh cháy lá và thối vàng nặng hơn các công thức khác.
bang3a
Khối lượng củ giống có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây gừng nếu sử dụng khối lượng củ giống quá lớn sẽ tăng chi phí củ giống, song nếu sử dụng mầm có khối lượng nhỏ sẽ hạn chế sinh trưởng và năng suất . Sản lượng gừng tăng tỷ lệ thuận với kích thước và khối lượng củ giống; tuy nhiên tỷ lệ củ giống cũng là đầu vào tốn kém nhất, chiếm 40 đến 46% tổng số chi phí sản xuất . Năng suất tăng 33%, 51%, và 80% tương ứng với khối lượng miếng củ giống trồng là từ 10 đến 20, 30, và 40g (trích dẫn từ Ravindran et al., 2005). Được thể hiện tại bảng 4
bang4a
Khối lượng củ giống không ảnh hưởng đến đường kính nhưng ảnh hưởng mạnh năng suất gừng Gié. CT4 (32g) là công thức có năng suất cá thể và năng suất thực thu cao nhất (năng suất cá thể 424,8 g/khóm, năng suất thực thu 1,6 tạ), cùng bậc là CT3 (16g) với năng suất cá thể đạt 398,8 g/khóm tương ứng năng suất thực thu đạt 1,5 tạ. Năng suất thấp nhất là CT1 (4g) với năng suất cá thể chỉ có 196,9 g/khóm và năng suất thực thu đạt 0,7 tạ. Trong khoảng khối lượng mầm (4g, 8g, 16g, 32g) khối lượng mầm càng lớn thì năng suất càng cao. Tuy nhiên, nếu khối lượng mầm quá lớn sẽ không cho hiệu quả năng suất, gây lãng phí lượng củ giống ban đầu. Với giá giống cao 20.000 đồng/kg, củ giống có khối lượng càng lớn thì chi phí mua giống sẽ càng tốn kém. CT4 (32g) có năng suất cao hơn so với các công thức khác (1,6 tạ), nhưng chi phí sản xuất lớn (mua giống: 254,5 nghìn đồng), lãi thuần thu được chỉ có 367,8 nghìn đồng. Trong khi đó, CT3 (16g) tuy năng suất đạt 1,5 tạ nhưng do chi phí sản xuất thấp hơn (mua giống: 127,8 nghìn đồng) nên lãi thuần đạt được cao hơn so với công thức 32g (439,1 nghìn đồng). Như vậy, công thức CT3 (16g) là công thức cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
KẾT LUẬN
Khối lượng củ giống có ảnh hưởng tới sinh sinh trưởng, phát triển của gừng Gié trồng bao. Khối lượng củ giống 16g cho năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao nhất

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét