Thí nghiệm có 7 công thức
của giá thể : CT1: 100% cát; CT2: cát –
trấu (tỷ lệ 1 – 1); CT3: 100% đất (đối chứng); CT4: đất – cát (tỷ lệ 1 – 1);
CT5: đất – cát – trấu (tỷ lệ 1 – 1 – 1); CT6: đất – trấu (tỷ lệ 1 – 1) và CT7: 100%
trấu (cát: cát đen, đất: đất phù sa song Hồng không được bồi đắp hàng năm,
trấu: hun).
Ảnh
hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế gừng
Trâu trồng bao
Giá
thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng và năng suất của gừng. Các tính chất vật lý của giá thể như độ xốp, độ ẩm
ảnh hưởng đến khả năng hình thành năng suất thân củ. tính chất vật lý của giá
thể có tác động đến tính chất hoá học trong giá thể, ví dụ như các chất hữu cơ
và mùn làm tăng khả năng hấp phụ và trao đổi ion làm cho giá thể có khả năng chịu
nước, chịu phân cao, tăng tính đệm cho giá thể tạo điều kiện cho cây phát triển
tốt.
Kết quả nghiên cứu tại bảng 1 chỉ ra khả năng giữ ẩm của giá
thể khác nhau thể hiện khả năng thoát và cung cấp nước cho cây. Giai đoạn sau
trồng 150 ngày do bộ rễ của cây phát triển mạnh, ăn sâu rộng và bám vào giá thể
làm tăng khả năng giữ nước của giá thể lên so với giai đoạn trước trồng ở tất cả
các công thức. Các công thức CT5 (đất - cát - trấu) và CT6 (đất - trấu) có độ ẩm
cao nhất (31,2 - 32,0%).
Trước khi trồng, độ xốp của các giá thể
có sự khác nhau rõ rệt. Giá thể trấu có độ xốp lớn nhất (78,72%), thấp nhất là
giá thể cát (52,12%). Tuy nhiên, sau khi trồng được 150 ngày, độ xốp của giá thể
giảm đi do sự phát triển của bộ rễ cây và tác động của việc tưới nước, CT1
(cát) có độ xốp giảm ít nhất, giảm mạnh nhất là giá thể đất chỉ còn 30,33%. Kết
quả nghiên cứu đã chỉ ra, ở công thức CT5 (đất – cát - trấu) và CT3 (đất) gừng
bật mầm (50%) nhanh hơn (22 - 23 ngày) (bảng
2) do khả năng giữ ẩm ban đầu của hai giá thể này là tốt nhất (Bảng 1). Thời gian đầu, trên các công
thức CT1 (cát) và CT2 (cát - trấu), gừng sinh trưởng chậm do khả năng giữ nước
kém. Tuy nhiên, thời gian sau, độ ẩm giá thể tăng lên nên cây sinh trưởng mạnh
dẫn đến thời gian sinh trưởng dài hơn. Trên CT3 (đất) và CT4 (đất - cát), giai
đoạn đầu cây sinh trưởng tốt do giá thể đảm bảo đủ độ ẩm và độ xốp cần thiết,
càng về sau độ xốp càng giảm nên hạn chế sự sinh trưởng của cây, do vậy thời
gian sinh trưởng của cây ngắn hơn. Giá thể ảnh hưởng đến tỷ lệ bật mầm ở CT5 (đất
- cát - trấu) và CT7 (trấu) khả năng bật mầm caonhất là 100%, trong khi đó thấp
nhất là ở CT3 (đất) và CT4 (đất - cát) chỉ đạt 75%. Kết quả nghiên cứu này đã
cho thấy độ ẩm của các giá thể khác nhau, ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm sớm của
cây gừng.
Theo số liệu tại bảng 3 gừng trên các giá thể đều không
bị rệp và bệnh thối xanh gây hại, nhưng cùng bị sâu cuốn lá hại ở điểm 3. Ngoại
trừ gừng trồng trên CT1 (cát), CT2 (cát – trấu), và CT7 (trấu), tất cả giá thể
còn lại đều nhiễm sâu đục thân từ điểm 3 đến điểm 5 theo thang điểm CIP, trong
đó, gừng trên CT3 (đất) và CT4 (đất – cát) cũng bị nhiễm nặng hơn trên các giá
thể khác. Hai công thức giá thể đất và đất – cát nhiễm các loại bệnh của gừng nặng
hơn các công thức giá thể khác, do trong đất còn tồn tại trứng của loài sâu đục
thân này dù đã được xử lý phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Để tăng hiệu quả sử dụng nên phối trộn
các loại giá thể với nhau. Giá thể thay thế đất phải đảm bảo khả năng thoát và
giữ nước tốt, thoáng khí, sạch bệnh. Thông qua các tính chất lý, hóa học của
giá thể mà có ảnh hưởng tới bộ rễ, kích thước thân, lá, khả năng tích lũy chất
khô cũng như khả năng bị nhiễm sâu bệnh của cây gừng. Từ đó, có ảnh hưởng trực
tiếp đến kích thước củ và năng suất gừng. Những số liệu trong bảng 4 cho thấy năng suất trên các giá
thể là khác nhau, phụ thuộc vào các tiền đề tạo vật chất và vận chuyển vật chất
trong cây dưới tác động của giá thể. Theo Kaplina (1976), đối với cùng một loại
cây nhưng với thành phần giá thể khác nhau cho năng suất khác nhau . Kết quả
nghiên cứu chỉ ra các giá thể CT1 (cát), CT5 (đất - cát - trấu), và CT6 (đất - trấu)
là những giá thể có đường kính củ lớn hơn các giá thể còn lại (3,4 – 3,5cm). Do
đó năng suất cá thể của các giá thể này rất cao (538,4 – 560,1 g/khóm) với năng
suất thực thu từ 2,0 – 2,1 tạ. Trong khi đó, CT3 (đất) và CT4 (đất – cát) có đường
kính củ 3,2cm, tương ứng năng suất cá thể đạt 450,1 – 457,7 g/khóm và năng suất
thực thu 1,7 tạ. Bảng 4
Với chi phí sản xuất lớn, tuy năng suất
cao nhưng trồng gừng trên giá thể cát lãi thu được chỉ có 388 nghìn đồng. Riêng
CT5 (đất – cát – trấu) vừa có chi phí sản xuất không quá nhiều, lại cho năng suất
cao nên lãi suất đạt 568,1 nghìn đồng. So với các giá thể khác thì công thức
giá thể này cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
KẾT LUẬN
Giá thể khác nhau có độ xốp, độ ẩm khác nhau
nên ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của gừng Trâu trồng bao. Giá
thể đất – cát – trấu là giá thể cho khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất
gừng trồng bao tốt nhất, cho hiệu quả kinh tế cao nhất.