Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

HƯỚNG ĐI MỚI CHO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



BLC) - Khai thác thế mạnh nông nghiệp từ nhiều khía cạnh, chuyển đổi phương thức sản xuất, đầu tư thâm canh nhằm tạo sản phẩm nông nghiệp an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường là hướng sản xuất mà nhiều doanh nghiệp, công ty, nông dân trong tỉnh đang hướng tới.
Chúng tôi đến thăm mô hình trồng hơn 3ha gừng của gia đình anh Nguyễn Văn Kháng tại phường Tân Phong (thành phố Lai Châu). Anh Kháng cho biết: Thấy bạn bè trồng gừng để xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Nhật Bản cho thu nhập cao nên tôi đã bàn với gia đình đầu tư trồng gừng. Để đảm bảo kỹ thuật trồng, chăm sóc gừng, tôi đã mời kỹ sư về tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật, quy trình canh tác. Giống gừng được gia đình anh Kháng lựa chọn trồng là gừng củ to, ít xơ, ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Đất trồng gừng phải là đất thịt, tơi xốp, hàm lượng mùn cao. Hiện nay gừng của gia đình anh đang ở giai đoạn vào củ. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định chất lượng, năng suất của gừng. Ngoài việc làm cỏ, bón thúc theo đúng kỹ thuật, gừng không được để trồi lên khỏi mặt đất để đảm bảo chất lượng gừng. Dự kiến đến tháng 3/2016, diện tích gừng của gia đình anh Kháng sẽ cho thu hoạch. Nếu thành công, gừng sẽ đạt năng suất 50 tấn/ha, với giá bán từ 50 - 80 nghìn đồng/kg, sẽ cho thu nhập cao từ trồng gừng.
Để gừng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, ngoài thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật chăm sóc, người trồng gừng còn phải đảm bảo khâu bảo quản sau thu hoạch để tránh gừng mọc mầm. Gừng không chỉ là cây gia vị, nó còn là loại thảo dược, làm mứt. Chính vì thế, nhu cầu về các sản phẩm từ gừng được người dân các nước trên thế giới ưa chuộng. “Trồng gừng xuất khẩu phải đảm bảo các yếu tố về dư lượng hóa chất, thuốc trừ sâu, chất lượng bảo quản gừng. Vì vậy, chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật từ khâu chọn lựa đất, giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh... Nếu thành công, chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm với bà con có nhu cầu trồng gừng để cùng nhau tạo sản phẩm hàng hóa giá trị kinh tế cao, tạo công ăn việc làm, góp phần phát triển kinh tế” - Anh Kháng cho biết thêm.
Với sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền các cấp, sự đồng tình hưởng ứng của Nhân dân, hiện nay nhiều vùng, nhiều hộ dân đã hướng tới sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao như: xây dựng cánh đồng tập trung chuyên canh cây lúa, rau, màu… Các sản phẩm nông nghiệp không chỉ đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng địa phương mà nhiều sản phẩm đã vươn ra thị trường trong và ngoài nước.
Anh Hà Quang Huy – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Để có những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, các cấp, ngành đã tích cực tuyên truyền vận động Nhân dân mạnh dạn thử nghiệm, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, đầu tư công nghệ, máy móc để chế biến theo chuỗi khép kín. Tỉnh cũng có nhiều chính sách mở, ưu đãi thu hút đầu tư cũng như khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, tạo sản phẩm chất lượng tốt gắn với xử lý môi trường. Nhằm hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa, chất lượng cao, trong Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 của tỉnh đã gắn việc sản xuất với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân từ 5,5-6% giai đoạn 2015 – 2020; thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 2 lần so với năm 2014…


Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

CÂY GỪNG- CÂY KINH TẾ MẠNH TẠI VÙNG CAO


NDĐT - Những ngày này, người dân nhiều xã ở huyện miền núi Pác Nặm (Bắc Kạn) đang vào vụ thu hoạch gừng. Sau gần ba năm đưa vào trồng thử nghiệm và phát triển trên diện rộng, cây gừng đã từng bước khẳng định được giá trị kinh tế và mang lại cho người nông dân nguồn thu đáng kể.
Nằm trong dự án “Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn” (3PAD) với mục đích cải thiện sinh kế và xóa đói giảm nghèo bền vững cho các hộ nghèo, bắt đầu từ năm 2013, cây gừng được đưa về trồng thử nghiệm trên địa bàn một số xã thuộc huyện Pác Nặm.
270 hộ nghèo và cận nghèo tham gia dự án đã được hỗ trợ toàn bộ giống (trong hai năm đầu), được dự những lớp tập huấn kỹ thuật về các bước trong quy trình sản xuất như trồng, chăm sóc, phòng bệnh, thu hoạch và bảo quản gừng. Giống gừng được tiến hành trồng chủ yếu là giống gừng trâu. Đây là loại gừng có khả năng sinh trưởng cao, chu kỳ phát triển và cho thu hoạch trong vòng 5 - 6 tháng, sức đề kháng sâu bệnh tốt, tương đối phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương.
Đồng thời, giống gừng trâu có thể trồng trên nhiều địa hình như rẫy, kẽ đá, đất dốc, ngoài vườn, ruộng hoặc xen canh cùng các loại cây trồng khác như chuối, đậu tương, dứa… nên người dân có thể tận dụng nhiều diện tích canh tác để tăng thu nhập. Đối với rừng trồng, khi trồng xen cây gừng trâu sẽ tạo thành một tầng thảm có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất và giữ độ ẩm cho đất, vừa hạn chế cỏ dại vừa giảm giảm bớt được công chăm sóc rừng trồng hàng năm.
Đặc biệt, thực hiện mục tiêu giúp người dân vươn lên giảm nghèo bền vững, cấp ủy, chính quyền địa phương đã phối hợp cùng Ban Chỉ đạo dự án 3PAD chủ động liên hệ giải quyết đầu ra cho sản phẩm gừng. Theo đó, Công ty xuất khẩu và chế biến nông sản Minh Bê (TP Bắc Kạn) đã ký hợp đồng đảm nhiệm việc chuyển giao kỹ thuật sản xuất và bao tiêu toàn bộ sản phẩm đến hết năm 2017.
Với hiệu quả kinh tế thu được từ trồng gừng, đến nay, diện tích gừng ở Pác Nặm đã tăng mạnh từ 20,7 ha (năm 2013) lên hơn 86,18 ha, tập trung chủ yếu tại một số xã như Xuân La, Cổ Linh, Nhạn Môn, Bộc Bố, Giáo Hiệu, Bằng Thành…
Theo hợp đồng đã ký kết, sau khi được doanh nghiệp vận chuyển về kho, toàn bộ gừng sẽ được phân loại, sơ chế và xử lý kỹ thuật bước đầu trước khi xuất đi các nơi. Với mức gia thu mua bình quân từ 10 - 13 nghìn đồng/kg (tùy thuộc chất lượng gừng), bà con thu hoạch đến đâu sẽ được phía doanh nghiệp thu mua hết tới đó. Sau khi trừ chi phí các loại, với diện tích canh tác từ 500 - 1.000m2, người trồng gừng sẽ có thu nhập khoảng 10 - 15 triệu đồng. Ông Bàn Văn Dục ở bản Khai Phỉn, xã Nhạn Môn, một trong số hơn 600 hộ dân đang trồng gừng ở Pác Nặm vui vẻ chia sẻ: “Trồng giống gừng trâu vừa tận dụng được diện tích, xen canh với các loại cây trồng khác, đỡ tốn công chăm sóc vừa có thêm thu nhập từ tiền bán gừng cho Công ty. Năm ngoái, gia đình tôi thu về hơn 40 triệu đồng tiền bán gừng. Năm nay năng suất tăng, dự kiến số tiền thu được sẽ còn nhiều hơn”.
Tìm hiểu được biết, để bảo đảm quyền lợi cho người sản xuất, hàng năm, trước khi vào vụ trồng gừng, các hộ tham gia dự án 3PAD được chia thành các nhóm hộ, có đại diện đứng ra ký kết hợp đồng với phía doanh nghiệp với sự giám sát của chính quyền địa phương. Vì vậy, nhìn chung việc thu mua sản phẩm đã được Công ty xuất khẩu và chế biến nông sản Minh Bê thực hiện nghiêm túc theo hợp đồng, qua đó giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất. Nhờ trồng gừng, nhiều hộ ở Pác Nặm đã có thêm nguồn thu nhập ổn định; trong đó, không ít hộ thu về hơn 100 triệu đồng sau mỗi vụ thu hoạch gừng. Ông Giàng Văn Cậu, Phó Chủ tịch UBND xã Cổ Linh cho biết: “Những năm gần đây, cây gừng trâu là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao; thu nhập từ trồng gừng cao gấp 4 - 5 lần trồng ngô. Câu gừng đã giúp cho nhiều hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn xã có điều kiện vươn lên thoát nghèo, từ đó góp phần nâng cao đời sống bà con nhân dân, thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương”.
Có thể thấy, sau gần ba năm triển khai, dự án 3PAD đưa cây gừng vào sản xuất trên diện rộng đã thu được những kết quả bước đầu tương đối khả quan. So với những loại cây trồng truyền thống khác, hiệu quả kinh tế thu được nhờ canh tác gừng vượt trội hơn hẳn. Thêm một thông tin đáng mừng từ phía Công ty xuất khẩu và chế biến nông sản Minh Bê đó là sau khi dự án kết thúc, doanh nghiệp cam kết sẽ vẫn tiếp tục thực hiện việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con địa phương. Đây chính là điều mà người sản xuất gừng ở Pác Nặm luôn mong mỏi bởi thời gian thực hiện dự án 3PAD không còn nhiều.
Không chỉ mở ra hướng sản xuất nông nghiệp hiệu quả, mô hình trồng gừng trâu ở huyện miền núi Pác Nặm còn có ý nghĩa quan trọng trong thay đổi thói quen sản xuất của người dân; tạo cơ hội để bà con tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như hình thành tư duy gắn sản xuất với tiêu thụ. Đồng thời, mô hình cũng giúp người dân có điều kiện tăng thu nhập, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo.
Về Pác Nặm đúng mùa thu hoạch gừng, chúng ta sẽ được cảm nhận mùi hương đặc trưng của giống gừng trâu trong những mảnh ruộng, trên những vạt đồi, trong những khoảnh sân… Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương, tin tưởng cuộc sống đồng bào các dân tộc nơi đây sẽ ngày một no ấm, phát triển.

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA GỪNG

Gía trị dược liệu của cây gừng:
1.      Ăn gừng thường xuyên phòng chữa bện sỏi mật
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nhật Bản  đã phát hiện thấy thành phần các chất có trong vị cay của gừng tươi như 6- Zingiberol, Ginger oil  và 4 chất khác phân tách ra được, đều có tác dụng ức chế thành Prostaglana- chất gây ra sỏi mật. Khi lượng Prostaglandin (PG) trong cơ thể phân tiết quá nhiều, hàm lượng chất muxin (một loại protein) trong dịch mật có thể sẽ tăng lên. Chất mixin có thể kết hợp với cái ion canxi và bilirubin trong dịch mật và tạo thành các hạt sỏi trong mật. Trong gừng, các loại tinh dầu thơm có tác dụng ức chế sự hợp thành Prostaglandin, do đó làm giảm bớt hàm lượng muxin trong dịch mật và có thể phòng ngừa bệnh sỏi mật.
Như vậy, gừng là thứ thuốc tốt đối với bệnh sỏi mật và những người có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này nên thường xuyên ăn thêm gừng và một số chế phẩm làm từ gừng.


2.      Giúp kéo dài tuổi thọ
Các công trình nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng chat cay của gừng tươi có tác dụng kháng rất mạnh đối với tình oxy hóa của mỡ động vật, so với các loại thuốc chống oxy hóa được ứng dụng hiện nay. Thành phần chất cay này của gừng sau khi được cơ thể hấp thu cũng sẽ sinh ra tác dụng ức chế sự sinh thành chất mỡ oxy hóa trong cơ thế vì vậy gừng có tác dụng chống lõa hóa, kéo dài tuổi thọ.
3.      Chống dị ứng
Gừng tác động giống chất kháng histamine và giúp trị các chứng bệnh dị ứng. người có cơ địa vêm mũi dị ứng, thường bị hắt hơi dữ dội khi lạnh đột ngột. Khi hắt hơi hoặc có triệu chứng, các hoạt chất bay hơi của gừng tươi có tác dụng kháng Histamin tức thì, sẽ cắt cơn hắt hơi rất nhanh (gấp 15 lần Cetirizin, 60 lần Fexofenadin). Đặc biệt, gừng an toàn cho người bệnh, không có tác dụng phụ (khô miệng, chóng mặt, nhức đầu mệt mỏi) như các loại tân dược chống dị ứng trên.
4.      Giảm Cholesterol máu
Nghiên cứu mới đây cho thấy gừng có tác dụng giảm cholesterol máu, giảm các bệnh về tim mạch và huyết áp. Rất nhiều người thường hiểu lầm việc uống trà gừng sẽ gây tăng huyết áp. Nhưng thực tế và khoa học đã chứng minh trà gừng không những làm tăng huyết áp cho người bị tụt huyết áp mà còn có tác dụng phòng ngừa và làm giảm huyết áp cao cho những người cao huyết áp.
5.      Gừng có tác dụng chống nôn, chống say tàu xe, buồn nôn, ói mửa
Mùa hè là mùa du lịch, di chuyển và của nhiều cuộc hành trình. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột gừng có tác dụng rõ rệt trong việc giảm các triệu chứng say tàu xe, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, tỷ lệ hiệu quả đến 90%,  và còn kéo dài trong suốt 4h sau đó hoặc nhiều hơn. Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai.
6.      Gừng là sản phẩm ngăn ngừa và chống lại căn bệnh ung thư đáng sợ
Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ toàn bộ củ gừng có tác dụng ức chế tăng trưởng và hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào, mô và bộ phận khỏe mạnh khác. Trong khi các thử nghiệm vẫn tiếp tục được thực hiện, gừng được chứng minh rằng nó không khiến khối u biến đổi theo kiểu xuất hiện trở lại to hơn và nguy hiểm hơn như nhiều loại thuốc chữa ung thư khác.

7.      Gừng giúp chúng ta điều trị những rối loại của dạ dày
Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trong những ngày hè nóng bức, dịch vị dạ dày giảm, do đó ảnh hưởng đến cảm giác them ăn của chúng ta. Trước bữa ăn, nếu ăn một vài lát gừng, sẽ có tác dụng kích thích nước bọt, tăng tiết dịch và nhu động dạ dày, nhờ đó tăng cảm giác ngon miệng. Điều này cũng lý giải cho câu nói “ Mùa đông ăn của cải, mùa hè ăn gừng”
8.      Gừng có tác dụng giảm đâu, kháng viêm, khử trùng khử độc
Nghiên cứu khoa học đã tìm thấy rằng gừng đóng vai trò nhất định như thuốc kháng sinh tự nhiên. Trong những ngày hè nóng nực, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, tăng trưởng và sinh sản có khả năng gây ra viêm dạ dày cấp tính. Việc ăn hay uống gừng trong khoảng thời gian này đóng một vai trò quan trọng trong công tác phòng chống và điều trị. Nếu các bạn mắc chứng viêm khớp thì việc uống nước gừng hay đắp bã gừng, ngâm tay hoặc ngâm chân trong nước gừng pha loãng mỗi tối 15’- 20’ thì những triệu chứng đau, sung giảm rõ rệt.
9.      Chữa bệnh tiêu chảy
Tạp chí Nông nghiệp & Hóa thực phẩm của Mỹ số mới đây đăng tải nghiên cứu của các chuyên gia Đài Loan cho hay gừng có tác dụng rất tuyệt với trong việc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ do khuẩn gây ra. Đây là căn bệnh có mức tử vong rất cao ở các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu, người ta đã dung nước chiết xuất từ gừng để chữa tiêu chảy cho chuột, dịch chiết xuất này có tác dụng rất tốt trong việc ức chế chất độc gây bệnh tiêu chảy gây ra.
Đặc biệt nhà khoa học phát hiện thấy trong gừng có hợp chất có tác dụng rất tích cực trong việc tấn công lại khuẩn tiêu chảy. Với việc phát hiện thấy tác dụng to lớn này của củ gừng trong tương lai người ta sẽ ứng dụng để sản xuất các loại thuốc mới chữa bệnh tiêu chảy, vừa rẻ tiền, đơn giản lại có công năng tác dụng cao.

10. Chống oxy hóa, ức chế khối u
Gừng chứa các hợp chất cấu trúc diphenyl heptan, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ đó, trà gừng nói riêng và các món có chứa gừng rất có lợi cho sức khỏe trong việc chống lại hiệu ứng phá hủy tế bào bởi các gốc tự do, thủ phạm gây nhiều bệnh nan y trong đó có cả bệnh ung thư, tim mạch và đột quỵ. Qua nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học phát hiện thấy, trong gừng có chứa nhiều hợp chất pararadol và gingerol, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào khỏe mạnh khác. Ăn gừng còn có tác dụng chống lão hóa, người già ăn gừng trong ngoài đều hồng hào, khỏe mạnh.



Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

CUNG CẤP GỪNG TƯƠI XUẤT KHẨU, GỪNG GIỐNG TẠI TPHCM

Công ty Nông sản Việt Duy  hiện đang cung cấp Gừng tươi xuất khẩu ( Gừng trâu hoặc gừng sẻ) với số lượng lớn phục vụ Doanh nghiệp và Cá nhân trong lĩnh vực xuất khẩu gừng.
Với ưu thế kho bãi và thu mua trực tiếp từ người nông dân nên chúng tôi tin tưởng rằng giá cả sẽ cạnh tranh so với thị trường. Với phương châm: cung cấp sản phẩm uy tín, chất lượng, giá rẻ, giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Ngoài ra chúng tôi còn có chế độ hỗ trợ khách hàng kỹ thuật, chăm sóc cây gừng và bao tiêu lại sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
Mọi chi tiết xin liên hệ :
MR DUY: 01697 314 324 or 0913 179 464
Mail: nguyen.duy411@gmail.com
Skype: nguyenduy411
Trân trọng cám ơn!
Công ty TNHH TMDV VIỆT DUY
504/110 Kinh Dương Vương, Bình Trị Đông B, Bình Tân, TP Hồ Chí Minh.

ĐT:0862565996 




Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

GIẢM CÂN, ĐẸP DA CÙNG VỚI GỪNG TƯƠI

Bạn sẽ phải bất ngờ với những công dụng làm đẹp của gừng đấy.
Trẻ hóa da
Giảm cân đẹp da cùng gừng tươi
Gừng giúp làm ấm cơ thể, tạo sinh lực mới, tràn trề sức sống hơn. Bạn có thể sử dụng để tẩy da chết mỗi tuần 2 lần giúp làn da tươi mới, sáng mịn hơn. Hỗn hợp gồm 1/2 chén đường, 1/4 chén dầu oliu, 2 thìa gừng xắt nhỏ, 1 quả chanh tươi. Trộn đều hỗn hợp trong một bát nhỏ và mát xa cơ thể đã được làm ướt trong vòng 15 phút. Sau đó rửa lại với nước ấm bạn sẽ có kết quả bất ngờ.
Trị nám, sẹo thâm với gừng
Giảm cân đẹp da cùng gừng tươi
Trộn đều nước ép gừng tươi, mật ong, nước hoa hồng theo tỷ lệ 1:1:1, rửa sạch da mặt, dùng bông sạch thấm đều hỗn hợp này massage nhẹ nhàng lên mặt, đặc biệt là vùng da bị nám để da hấp thụ dễ dàng hơn. Khi hỗn hợp khô trên da, bạn tiếp tục thoa thêm 1 lớp khác, làm liên tục trong 20 phút rồi rửa mặt sach với nước ấm sau đó là nước lạnh. Thực hiện 2 ngày 1 lần sẽ giúp trị nám hiệu quả. Còn với vết sẹo thâm, bạn hãy thái gừng tươi thành từng lát mỏng rồi chà lên vùng da bị sẹo, sau đó đắp gừng lên vết sẹo thâm từ 3 - 5 phút. Áp dụngphương pháp trên 2 - 3 lần/ngày, sau 2 tuần phần da bị thâm sẽ bình thường trở lại.
Giảm cân
Giảm cân đẹp da cùng gừng tươi
Hòa 1 muỗng mật ong, 1 miếng gừng đập dập vào 200ml nước nóng là bạn đã có một ly nước ấm áp khi trời lạnh và thật kì diệu nó còn trợ giúp bạn giảm cân hữu hiệu. Ngoài ra, bạn có thể ăn gừng ngâm giấm, hay một thìa nhỏ nước giấm còn có tác dụng tiêu mỡ, đốt sạch chất béo, lọc và đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, gừng còn tốt cho gan và ngăn triệu chứng rụng tóc, nhất là khi thời tiết  đang giao mùa.
Giảm cân đẹp da cùng gừng tươi
Gừng tươi chứa 20-25% là tinh dầu và 20-30% là chất cay. Các chất này có tác dụng ngăn ngừa quá trình ra mồ hôi và giúp vùng nách, chân khô thoáng hơn cũng như chữa trị mùi hôi nách, hôi chân hiệu quả. Bạn có thể rửa sạch một củ gừng tươi, ép lấy nước và bôi vào nách, chân ngày vài lần, thực hiện đều đặn sẽ giúp bạn loại bỏ được mùi hôi, cho nách được khô thoáng dễ chịu.

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

GỪNG TỐT HƠN THUỐC


SKĐS - Đông y cho rằng, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Ngoài ra, tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.
Gừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương... Tên khoa học Zingiber officinale Rose, họ Gừng (Zingiberaceae). Được trồng phổ biến ở mọi miền nước ta để làm gia vị và làm thuốc.
Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ. Thành phần hóa học trong gừng chứa 2 - 3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: b-zingiberen (35%), b-curcumenen (17%), b-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như: geraniol, linalol, borneol. Nhựa dầu chứa 20 - 25% tinh dầu và 20 - 30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỉ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu gừng còn chứa a-camphen, b-phelandren, eucalyptol và các gingerol.
Những công dụng
Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương. Hắc khương có vị đắng, thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm can thận, giáng hư hỏa. Vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu. Nhờ vậy mà trong kỹ thuật bào chế, gừng cũng có thể giúp cho thầy thuốc đạt được một số mục đích quan trọng. Sinh địa nấu với gừng sẽ hạn chế bớt tính mát. Bán hạ chế với gừng để giải độc. Một số loại thuốc khác như: sâm, đinh lăng... cũng thường được tẩm gừng, sao qua để tăng tính ấm và dẫn vào phế vị.

Tuy nhiên, trong trường hợp âm hư nội nhiệt sinh ho, biểu hư làm ra mồ hôi nhiều hoặc mất máu không nên dùng. Khi sử dụng gừng không nên gọt vỏ vì vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh nên ăn gừng chỉ cần rửa sạch sau đó sử dụng. Không nên ăn gừng trong thời gian dài đối với những người âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh đái tháo đường… Khi bị cảm lạnh, uống nước gừng sẽ rất hiệu quả. Trái lại, đối với những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng. Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản. Mặc dù gừng có nhiều tác dụng nhưng không nên quá lạm dụng.
Một số cách trị bệnh từ gừng
Trị lở loét khoang miệng: dùng nước gừng tươi thay trà để uống và súc miệng thường xuyên, khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày, sẽ có hiệu quả bất ngờ, khoảng 60 - 90% vết lở loét đều biến mất.
Viêm nha chu: thường xuyên dùng nước trà tươi nóng để súc miệng hoặc uống đều có hiệu quả chữa trị bệnh viêm nha chu. Nên uống hoặc súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Nếu cổ họng bị rát, ngứa hoặc đau có thể cho thêm chút muối ăn vào hòa tan và uống nóng, mỗi ngày uống khoảng 2 - 3 lần.
Phòng ngừa và trị sâu răng: mỗi buổi sáng và tối kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nước gừng nóng nhiều lần trong ngày có tác dụng bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu quả.
Trị đau nửa bên đầu: khi thấy đau một bên hoặc đau nửa đầu, dùng nước gừng nóng xoa đều ra hai tay sau đó bóp đều quanh vùng đầu bị đau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ nhanh chóng giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn.
Say rượu bia: dùng nước gừng nóng để uống không những thúc đẩy quá trình lưu thông máu mà còn giúp tiêu tan lượng cồn trong máu, nhanh chóng đánh bật cơn say sỉn và tình trạng đau đầu lúc tỉnh dậy sau khi uống say. Có thể cho thêm chút mật ong vào nước gừng nóng và uống làm nhiều lần càng tăng thêm hiệu quả giã rượu.
Trị sắc mặt nhợt nhạt: rửa mặt thường xuyên bằng nước gừng nóng vào mỗi buổi sáng và tối có tác dụng làm cho da mặt hồng hào, sắc mặt nhợt nhạt do thiếu chất, thiếu ngủ hay lao lực sẽ nhanh chóng tan biến. Nên duy trì thói quen rửa mặt như vậy trong vòng 60 ngày liên tiếp. Theo đó, rửa mặt bằng nước gừng nóng cũng phát huy tác dụng nhất định đối với những vết thâm nám và làn da khô ráp.
Trị chứng gàu: có thể dùng nước gừng nóng thay thế dầu gội đầu để trị gàu. Trước tiên nên thái gừng tươi thành những miếng nhỏ hoặc giã nát, sau đó đắp đều lên da đầu khoảng 10 - 15 phút, cuối cùng dùng nước gừng nóng gội lại thật sạch.
Đau lưng và đau vai: khi bị đau lưng và đau vai, nên dùng nước gừng nóng cho thêm chút muối và dấm ăn. Dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và dấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này giúp cơ bắp được thoải mái, lưu thông máu, giảm đau rất hiệu quả.
Trị giun kim: trước khi đi ngủ, nên vệ sinh hậu môn bằng nước gừng tươi nóng, đồng thời uống khoảng 1 - 2 cốc nước gừng nóng, kiên trì trong khoảng 10 ngày có tác dụng diệt giun kim hiệu quả.
Trị hôi chân: cho thêm chút muối và dấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất.
Cao huyết áp: khi huyết áp tăng cao đột ngột, có thể dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng 15 - 20 phút. Nước gừng nóng mặc dù tiếp xúc bên ngoài chân nhưng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp sẽ từ từ hạ xuống.

Giải độc cơ thể bằng trà, gừng, chanh

Trà xanh, cải xoong, chanh, gừng, củ cải, sữa chua... là những loại thực phẩm giúp giải độc cơ thể rất tốt.
Mặc dù con người thường xuyên phải tiếp xúc với các nguy cơ gây nhiễm độc,  nhưng may mắn là trong tự nhiên cũng có khá nhiều thực phẩm giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả.
Trà xanh
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy trà xanh có chất tiêu diệt tế bào ung thư. Những người thường xuyên ngồi trước máy vi tính cũng nên uống trà đều đặn để ngăn chặn các tác hại của bức xạ từ máy tính.
Giải độc cơ thể đơn giản, ít tốn tiền 5

Gừng và chanh
Gừng, chanh cả hai đều có tác dụng giải độc tốt. Một ly nước chanh hàng ngày với một chút gừng sẽ giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
Cải xoong
Với tính chất lợi tiểu tự nhiên, cải xoong giúp loại bỏ các gốc tự do khỏi tế bào của cơ thể và cung cấp thêm enzym có tác dụng thanh lọc gan.
Bắp cải
Đây là loại rau chứa rất nhiều nước, có lợi cho việc giải độc tố ở tim. Để đạt được hiệu quả cao nhất nên dùng bắp cải tươi.
Atisô
Nhiều nghiên cứu cho thấy atisô giúp cho trái tim khỏe mạnh và phục hồi chức năng túi mật. Atisô cũng chứa nhiều cynarin giúp cơ thể tăng tiết mật, ngăn ngừa chứng khó tiêu và kích thích tiêu hóa. Nếu bạn đang tìm kiếm một chế độ ăn uống giải độc tự nhiên thì atisô là một giải pháp rất tốt.
Củ cải đường
Chất xơ trong củ cải đường giúp cơ thể tăng cường sản xuất các enzym chống oxy hóa trong gan. Tác dụng này sẽ giúp gan và túi mật loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể.
Sữa chua
Sữa chua có tác dụng giảm cân, chủ yếu là vì trong thành phần của nó chứa một lượng lớn các vi khuẩn axit lactic. Loại vi khuẩn "có ích" này có thể điều chỉnh sự cân bằng của hệ thực vật trong cơ thể, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và do đó giảm táo bón.
Giải độc cơ thể đơn giản, ít tốn tiền 5

Khoai lang
Đây là một loại thực phẩm rất giàu vitamin E (gấp 2 lần gạo nâu). Khoai lang màu vàng còn rất giàu vitamin B, carotene và phòng chống ung thư. Loại củ này cũng giàu cellulose có thể loại bỏ các cholesterol cũng như khắc phục tình trạng táo bón.
Măng tây
Các nghiên cứu đã chỉ ra măng tây cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, hiệu quả trong việc loại bỏ các khối u và chữa bệnh ung thư.
Giải độc cơ thể đơn giản, ít tốn tiền 6

Hành tây
Hành tây có chứa một loại thành phần hóa học với tác dụng thư giãn các mạch máu và hạ huyết áp, đồng thời nó còn chứa lượng nhỏ các axit amin lưu huỳnh. Bên cạnh việc làm giảm lượng mỡ trong máu, hành tây còn giúp phòng chống xơ vữa động mạch. Vì thế, người trung niên và cao tuổi được khuyên ăn nhiều hành tây.
Rau lang
Loại rau này có tác dụng ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả. Ở Trung Quốc, người ta thường dùng rau lang tươi trần qua nước sôi, trộn với tỏi băm nhỏ, ướp với muối, dầu mè và gia vị là một món salad rất ngon mà tốt cho cơ thể.
Cải cúc
Lá cải cúc giàu vitamin A tốt cho gan và có tác dụng tiêu độc.

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

NGHỊCH LÝ: GIẢI CỨU NÔNG SẢN VIỆT, NÔNG SẢN TRUNG QUỐC VẪN CHIẾM CHỢ

Trong khi nông sản Việt ế ẩm, rớt giá, người nông dân Việt khóc ròng thì tại nhiều chợ ở Hà Nội, hàng Trung Quốc lại bày bán ê hề, áp đảo hàng trong nước.
Khi bước vào vụ thu hoạch chính, giá hành Sóc Trăng rớt mạnh, chưa tới 5.000 đồng/kg, thậm chí loại củ nhỏ chỉ 4.000 đồng, khiến người trồng lỗ nặng. Hay đang vào thời kỳ thu hoạch cao điểm, nhưng gần như toàn bộ sản lượng hành tây Đà Lạt cũng không tiêu thụ được. Giá hành tây loại một ở Đà Lạt hiện từ 2.000 đến 2.300 đồng một kg, loại hai chỉ 1.000-2.000 đồng, thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Trước đó, vào giữa tháng 4, dưa hấu Quảng Ngãi cũng rớt giá thảm hại khi chỉ còn 500 đồng/kg.
Hành, gừng, tỏi Trung Quốc áp đảo tại chợ đầu mối

Trong khi nhiều nông sản Việt đang lao đao, phải trông chờ vào những cuộc giải cứu thì những nông sản cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường và còn được bán với giá cao.
Tại chợ đầu mối Hoàng Mai, hành tây, hành củ, tỏi, gừng, rau củ Trung Quốc vẫn bày bán tràn lan, áp đảo hàng trong nước. Thậm chí nhiều mặt hàng còn có giá cao hơn hàng Việt Nam. Đơn cử, hành tây Trung Quốc có giá 8.000-10.000 đồng một kg, còn hành tây Việt Nam chỉ 6.000 đồng/kg. Tỏi Trung Quốc giá 27.000 đồng/kg, tỏi ta giá 30.000 đến 35.000 đồng/kg. Gừng ta và gừng Trung Quốc có giá ngang nhau, 30.000 đồng/kg. Hành củ ta và hành củ Trung Quốc đều có giá 15.000 đồng/kg.
Đáng nói, dù giá hành Sóc Trăng ở mức rất rẻ nhưng tìm mỏi mắt cũng không thấy bán tại chợ đầu mối này. Theo các tiểu thương, thời gian vừa qua giá hành tím, hành tây rớt mạnh nhưng chi phí vận chuyển lớn, giá thường bấp bênh, chỉ rẻ khi được mùa còn bình thường thì vẫn cao hàng Trung Quốc nên họ không muốn nhập về. Ngoài ra do mẫu mã đẹp, dễ chế biến, bảo quản nên các tiểu thương vẫn thích nhập hàng Trung Quốc hơn
Gừng ta (trên) và gừng Trung Quốc (dưới)
Chị Yến, một tiểu thương chuyên bỏ sỉ các mặt hàng hành, tỏi tại chợ đầu mối Hoàng Mai cho biết, mặc dù bán cả hai loại hàng nông sản khô của Trung Quốc, Việt Nam nhưng hàng Trung Quốc có ưu điểm mẫu mã đẹp, dễ bảo quản, giá cả ổn định nên vẫn được các nhà hàng mua với số lượng lớn. Mỗi ngày chị tiêu thụ hàng trăm kg về các chợ.
Còn hàng Việt chủ yếu các gia đình mua nhỏ, lẻ, số lượng ít, ngày nhiều cũng chỉ bán được vài chục kg. Thông thường chị thường bóc sẵn tỏi, hành để các nhà hàng đến lấy. So với hàng ta thì hành tỏi Trung Quốc tép to dễ bóc vỏ hơn. Hay như gừng Trung Quốc không thơm bằng gừng ta nhưng củ to, chắc, dễ cạo vỏ, bảo quản lâu nên vẫn được các nhà hàng ưa chuộng, mặc dù giá thành ngang với hàng Việt.
“Chỉ có hành tây Đà Lạt đang vào vụ, giá rẻ nên đợt này chúng tôi nhập số lượng nhiều. Nhưng khoảng vài tháng nữa thì chỉ có hành tây Trung Quốc thôi”, chị Yến cho biết.
Do hành, tỏi Trung Quốc củ to, dễ bóc vỏ nên được các nhà hàng mua với số lượng lớn.
Do hành, tỏi Trung Quốc củ to, dễ bóc vỏ nên được các nhà hàng mua với số lượng lớn.
Do hành, tỏi Trung Quốc củ to, dễ bóc vỏ nên được các nhà hàng mua với số lượng lớn.
Không chỉ có chợ đầu mối lớn mà tại các chợ dân sinh, chợ cóc, chợ tạm, mặt hàng Trung Quốc cũng được bày bán tràn lan.
Tại chợ Bách Khoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội), chị Hà, một tiểu thương tại chợ cho biết, một số mặt hàng rau củ quả như khoai tây, cà rốt…khó phân biệt được đâu là hàng ta đâu là hàng tàu. Còn các loại hàng gia vị thì dễ hơn. Hành, tỏi Trung Quốc nhìn vào là phân biệt được ngay. Hiện tại giá các mặt hàng nông sản như hành, tỏi, cà rốt, gừng…của ta và của Trung Quốc có giá không chênh nhau đáng kể, dao động từ 5.000 đến 10.000 đồng/kg.
Cầm trên tay hành tây Đà Lạt và hành tây Trung Quốc để minh chứng, chị Hà phân trần: “Đấy, em cứ nhìn xem, hành tàu đẹp thế này chứ hành tây của mình khách mua toàn chê xấu, củ nhỏ. Gía đắt hơn vài nghìn hơn. Vì thế hành tàu vẫn bán chạy hơn là thế. Mà thực ra giờ cũng chả thấy ai hỏi hàng tàu hay hàng ta nữa, cứ thấy rẻ, đẹp là mua thôi”, chị Hà nói.

GỪNG - KHẮC TINH TIÊU DIỆT TẾ BÀO UNG THƯ

SKĐS - Chất 6-shogaol trong rễ gừng có khả năng tiêu diệt tế bào gốc ung thư, do vậy có khả năng ngăn chặn ung thư di căn ở ung thư vú.
Rễ gừng tự nhiên có chứa các hợp chất tự nhiên chống ung thư hiệu quả hơn gấp trăm lần so với thuốc hóa trị, một nghiên cứu trên tập san PLoS cho hay. Một chất được gọi là 6-shogaol được sản sinh nhờ sấy khô rễ gừng. Chất này chủ động chống lại tế bào gốc ung thư nhưng lại vô hại với tế bào khỏe mạnh.

Giống với tế bào gốc thông thường, tế bào gốc ung thư có thể chuyển thành các dạng tế bào khác nhau. Tế bào gốc ung thư này thường kháng với hầu hết các tác nhân hóa trị. Các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng 6-shogaol tiêu diệt tế bào gốc ung thư vú theo vài cách khác nhau, trong đó bao gồm chuyển chu kỳ tế bào sang tỷ suất tế bào chết và ngăn chặn hình thành khối u.

TÁC DỤNG VÀNG CỦA GỪNG

Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc và hầu như lúc nào cũng có sẵn ở ngăn bếp của các bà nội trợ, gừng còn là loại thảo mộc có ích cho sức khỏe.
Gừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương... Tên khoa học Zingiber officinale Rose, họ Gừng (Zingiberaceae). Được trồng phổ biến ở mọi miền nước ta để làm gia vị và làm thuốc.
Gừng chứa các acid glutamic, glycine, serin, acid aspartic, zingiberol, aldehyde,... có tác dụng đặc biệt trong dưỡng sinh và phòng bệnh. Sau đây là một số bài thuốc và món ăn trị cảm lạnh, bệnh đường hô hấp từ củ gừng.

Tác dụng chữa bệnh và làm đẹp từ củ gừng:

Giảm cân

Gừng chứa một "nhà máy" sinh nhiệt giúp cơ thể chúng ta đốt cháy chất béo. Nó cũng được cho là làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 20%. Ngoài ra, người ta cũng phát hiện ra rằng thức uống chứa gừng nóng dùng kèm trong bữa ăn giúp giảm sự thèm ăn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ giữ được cảm giác no lâu hơn và ăn ít hơn.
Hình ảnh Tác dụng vàng của gừng đối với sức khỏe số 1
 

Làm sạch mụn

Gia vị mạnh mẽ này rất tuyệt vời trong tác dụng chống mụn vì tính chất khử trùng của nó. Nó cũng có thể hoạt động làm sạch sâu lỗ chân lông bị nghẽn, tiêu diệt bất kỳ vi khuẩn gây mụn nào.
Làm dịu da bị bỏng
Gừng cũng là thành phần cần có để điều trị da bị bỏng, cháy nắng. Nhúng gạc cotton vào nước ép gừng rồi đắp lên vùng da bị bỏng có thể giúp làm dịu vết thương lập tức.
Làm mờ sẹo
Chứa hơn 400 thành phần khác nhau như vitamin B1, B1, B6, tinh bột, chất béo, các khoáng chất, K, sắt, canxi,….cùng 12 hoạt chất chống ôxy hóa. Gừng không chỉ có tác dụng trong việc chữa bệnh hoặc dùng làm gia vị nấu nướng, mà gừng còn là một nguyên liệu rất tốt trong việc điều trị sẹo thâm trên mặt.
Cách làm: Chỉ cần thoa một lát gừng tươi vào vùng da bị sẹo sau đó để khô, làm điều này 2-3 lần/ngày và bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy sự cải thiện trong vài tuần. Trong vòng vài tháng, vết sẹo của bạn sẽ gần như không thể phát hiện.
Cải thiện tiêu hóa
Bằng cách thêm gừng vào chế độ ăn, bạn sẽ thấy bất cứ vấn đề tiêu hóa nào bạn đang đối mặt cũng được giảm nhẹ. Gừng làm tăng sản xuất nước bọt và dịch tiêu hóa trong cơ thể của bạn, vì thế giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó tiêu.
Chữa đau bụng kinh
Nếu bị hành hạ bởi chứng đau bụng kinh, bạn có thể không cần dùng đến bất cứ loại thuốc giảm đau nào và tự làm cho mình một tách trà gừng nóng. Gừng đã được thử nghiệm với một nhóm phụ nữ bị đau bụng kinh và kết quả cho thấy loại củ này hiệu quả hơn tất cả loại thuốc giảm đau. Bạn cứ thử sẽ thấy ngay tác dụng này.
Cao huyết áp

Khi huyết áp tăng cao đột ngột, có thể dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng 15 - 20 phút. Nước gừng nóng mặc dù tiếp xúc bên ngoài chân nhưng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp sẽ từ từ hạ xuống.
Giải cảm
Nếu phải dầm mưa dãi gió nhiều, bị hạ đường huyết, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi, chân không đứng vững chỉ cần một nhánh gừng nhỏ đập giập vào cốc nước đường uống ấm.
Giải rượu
Khi bị say rượu bia có thể dùng nước gừng nóng để uống không những thúc đẩy quá trình lưu thông máu mà còn giúp tiêu tan lượng cồn trong máu, nhanh chóng đánh bật cơn say sỉn và tình trạng đau đầu lúc tỉnh dậy sau khi uống say. Có thể cho thêm chút mật ong vào nước gừng nóng và uống làm nhiều lần càng tăng thêm hiệu quả giã rượu.
Sau đây là một số điều cần lưu ý khi dùng gừng:
- Người có thân nhiệt cao không nên ăn gừng vì nó sẽ làm thân nhiệt tăng cao hơn.
Tuy nhiên, nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.
- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.