Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

THỊ TRƯỜNG GỪNG NĂM 2016 – VIỆT NAM LỢI THẾ HƠN TRUNG QUỐC VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

Gừng được biết đến như một gia vị không thể thiếu được trong các bữa ăn của người Á Đông. Càng ngày, cùng với những nghiên cứu về tác dụng của gừng không chỉ trong lĩnh vực ẩm thực mà còn cả làm đẹp và y học. Nhu cầu về gừng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây thị trường gừng có nhiều biến động không chỉ tích cực mà có cả tiêu cực, sau cơn sốt giá năm 2014 gừng trong những năm tiếp theo lại giảm mạnh đáng kể. Nếu như trong năm 2014, người nông dân phấn khởi với mức giá 40000 – 80000/kg gừng thì hiện nay, giá gừng tươi giảm xuống còn từ 6000-15000/kg.
             Lý giải tại sao gừng trong năm 2014 lại được giá như vậy. Chúng ta quay lại với diễn biến thị trường năm 2012, giá gừng lúc đó chỉ khoảng 4000-8000/kg gừng làm diện tích gừng nhanh chóng thu hẹp.. Mùa thu hoạch gừng ở Việt Nam diễn ra rải rác từ tháng 11 đến tháng 4. Các tháng còn lại, gừng được nhập từ nước ngoài, chủ yếu là Indonesia và Trung Quốc. Nguyên nhân  của sự thiếu hụt nguồn cung gừng là do căng thẳng Biển Đông. Để phản đối hành động của chính phủ Trung Quốc, nhiều thương nhân Việt Nam đã bị đình chỉ nhập khẩu gừng từ Trung Quốc. Còn nếu xét về nguyên nhân chủ quan thì nông dân của Việt Nam vẫn chủ yếu làm việc với các công nghệ và kỹ thuật lạc hậu. Tình trạng mất mùa gừng do các bệnh ở gừng vẫn diễn ra phổ biến. Việc cung thiếu so với cầu đã đẩy giá gừng ở Việt Nam lên cao vào những năm 2014 và đầu 2015.
              Vậy câu hỏi đặt ra là “Kịch bản giá gừng tươi tiếp tục tái diễn trong năm 2016. Giá gừng giảm mạnh xuống còn 6000-15000/kg liệu có làm cho nông dân bỏ gừng trồng cây khác?”
               Để trả lời câu hỏi đó thì chúng ta cần phân tích những tác động tới thị trường gừng trong năm nay. Đầu tiên là việc chúng ta vừa ký kết tham gia  Hiệp định TPP – Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương vào ngày 31/12/2015. Vậy tham gia TPP có ảnh hưởng gì tới thị trường gừng nói riêng và cả nền nông nghiệp nước ta nói chung?
                 Thứ nhất, TPP ký kết có thể thúc đẩy đầu tư của các nước trong khối vào Việt Nam, tạo cơ hội cho Việt Nam khai thác các lợi thế tiềm năng về nông nghiệp.
                 Thứ hai, khi tham gia TPP, thuế suất giảm về 0% sẽ đem lại cơ hội cạnh tranh bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam, tác động tích cực đến thu nhập của người dân, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
                 Thứ ba, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu là quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu. Gia nhập TPP sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với các nước nhằm hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu
                 Có thể thấy rõ cơ hội của chúng ta, với hàng rào thuế quan và hạn ngạch từng bước được rỡ bỏ, Cùng với sự phát triển của công nghệ, chúng ta sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với các khách hàng quốc tế. Đồng thời cũng sẽ triển khai mang lại những lợi ích cho đất nước bằng việc khai thác những nhàn rỗi trong nông nghiệp và tối đa hóa năng suất.
                 Tuy nhiên, thách thức thì chúng ta cũng nên lường trước để chuẩn bị cho mình trước khi bơi ra biển lớn. Thứ nhất, TPP làm cho hạn ngạch và các hàng rào thuế quan sẽ được giảm xuống nhưng các tiêu chuẩn kiểm định lại là một thách thức mà bà con nên cần biết để cải tiến phương pháp trồng gừng. Đối với các thị trường có yêu cầu cao, chúng ta cần tìm hiểu về yêu cầu của các thị trường này để tránh rủi ro trước khi xuất khẩu.
                  Thách thức thứ hai là về thị trường nội địa. TPP cũng mở đường cho các sản phẩm nhập khẩu – những sản phẩm được sản xuât với sự kiểm định khắt khe hơn và giá càng cạnh tranh hơn nhờ giảm hàng rào thuế quan. Vì vậy, chúng ta cũng nên nghiên cứu để đón đầu những cơ hội này.
                  Do đó chúng ta có thể yên tâm khả năng tồn tại lâu dài của thị trường gừng Việt Nam miễn là chuỗi cung ứng của nó được hoàn thiện. Nhật Bản, Mỹ đều là những nước nhập khẩu lớn từ nước ta, họ cũng là 2  trong 12 nước tham gia TPP càng làm cho thị trường xuất khẩu nông sản của nước ta thêm năng động. Và một lợi thế nữa cần kể đến đó là chúng ta tham gia TPP trong khi Trung Quốc thì không, càng làm cho lợi thế cạnh tranh của chúng ta được nâng cao.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ TỚI NĂNG SUẤT VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GỪNG

Thí nghiệm có 7 công thức của giá thể : CT1: 100% cát; CT2: cát – trấu (tỷ lệ 1 – 1); CT3: 100% đất (đối chứng); CT4: đất – cát (tỷ lệ 1 – 1); CT5: đất – cát – trấu (tỷ lệ 1 – 1 – 1); CT6: đất – trấu (tỷ lệ 1 – 1) và CT7: 100% trấu (cát: cát đen, đất: đất phù sa song Hồng không được bồi đắp hàng năm, trấu: hun).
Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế gừng Trâu trồng bao
Giá thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và năng suất của gừng. Các tính chất vật lý của giá thể như độ xốp, độ ẩm ảnh hưởng đến khả năng hình thành năng suất thân củ. tính chất vật lý của giá thể có tác động đến tính chất hoá học trong giá thể, ví dụ như các chất hữu cơ và mùn làm tăng khả năng hấp phụ và trao đổi ion làm cho giá thể có khả năng chịu nước, chịu phân cao, tăng tính đệm cho giá thể tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.



Kết quả nghiên cứu tại bảng 1 chỉ ra khả năng giữ ẩm của giá thể khác nhau thể hiện khả năng thoát và cung cấp nước cho cây. Giai đoạn sau trồng 150 ngày do bộ rễ của cây phát triển mạnh, ăn sâu rộng và bám vào giá thể làm tăng khả năng giữ nước của giá thể lên so với giai đoạn trước trồng ở tất cả các công thức. Các công thức CT5 (đất - cát - trấu) và CT6 (đất - trấu) có độ ẩm cao nhất (31,2 - 32,0%).
Trước khi trồng, độ xốp của các giá thể có sự khác nhau rõ rệt. Giá thể trấu có độ xốp lớn nhất (78,72%), thấp nhất là giá thể cát (52,12%). Tuy nhiên, sau khi trồng được 150 ngày, độ xốp của giá thể giảm đi do sự phát triển của bộ rễ cây và tác động của việc tưới nước, CT1 (cát) có độ xốp giảm ít nhất, giảm mạnh nhất là giá thể đất chỉ còn 30,33%. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, ở công thức CT5 (đất – cát - trấu) và CT3 (đất) gừng bật mầm (50%) nhanh hơn (22 - 23 ngày) (bảng 2)  do khả năng giữ ẩm ban đầu của hai giá thể này là tốt nhất (Bảng 1). Thời gian đầu, trên các công thức CT1 (cát) và CT2 (cát - trấu), gừng sinh trưởng chậm do khả năng giữ nước kém. Tuy nhiên, thời gian sau, độ ẩm giá thể tăng lên nên cây sinh trưởng mạnh dẫn đến thời gian sinh trưởng dài hơn. Trên CT3 (đất) và CT4 (đất - cát), giai đoạn đầu cây sinh trưởng tốt do giá thể đảm bảo đủ độ ẩm và độ xốp cần thiết, càng về sau độ xốp càng giảm nên hạn chế sự sinh trưởng của cây, do vậy thời gian sinh trưởng của cây ngắn hơn. Giá thể ảnh hưởng đến tỷ lệ bật mầm ở CT5 (đất - cát - trấu) và CT7 (trấu) khả năng bật mầm caonhất là 100%, trong khi đó thấp nhất là ở CT3 (đất) và CT4 (đất - cát) chỉ đạt 75%. Kết quả nghiên cứu này đã cho thấy độ ẩm của các giá thể khác nhau, ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm sớm của cây gừng.
Description: C:\Users\Tham\Desktop\qư.PNG           Theo số liệu tại bảng 3 gừng trên các giá thể đều không bị rệp và bệnh thối xanh gây hại, nhưng cùng bị sâu cuốn lá hại ở điểm 3. Ngoại trừ gừng trồng trên CT1 (cát), CT2 (cát – trấu), và CT7 (trấu), tất cả giá thể còn lại đều nhiễm sâu đục thân từ điểm 3 đến điểm 5 theo thang điểm CIP, trong đó, gừng trên CT3 (đất) và CT4 (đất – cát) cũng bị nhiễm nặng hơn trên các giá thể khác. Hai công thức giá thể đất và đất – cát nhiễm các loại bệnh của gừng nặng hơn các công thức giá thể khác, do trong đất còn tồn tại trứng của loài sâu đục thân này dù đã được xử lý phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Để tăng hiệu quả sử dụng nên phối trộn các loại giá thể với nhau. Giá thể thay thế đất phải đảm bảo khả năng thoát và giữ nước tốt, thoáng khí, sạch bệnh. Thông qua các tính chất lý, hóa học của giá thể mà có ảnh hưởng tới bộ rễ, kích thước thân, lá, khả năng tích lũy chất khô cũng như khả năng bị nhiễm sâu bệnh của cây gừng. Từ đó, có ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước củ và năng suất gừng. Những số liệu trong bảng 4 cho thấy năng suất trên các giá thể là khác nhau, phụ thuộc vào các tiền đề tạo vật chất và vận chuyển vật chất trong cây dưới tác động của giá thể. Theo Kaplina (1976), đối với cùng một loại cây nhưng với thành phần giá thể khác nhau cho năng suất khác nhau . Kết quả nghiên cứu chỉ ra các giá thể CT1 (cát), CT5 (đất - cát - trấu), và CT6 (đất - trấu) là những giá thể có đường kính củ lớn hơn các giá thể còn lại (3,4 – 3,5cm). Do đó năng suất cá thể của các giá thể này rất cao (538,4 – 560,1 g/khóm) với năng suất thực thu từ 2,0 – 2,1 tạ. Trong khi đó, CT3 (đất) và CT4 (đất – cát) có đường kính củ 3,2cm, tương ứng năng suất cá thể đạt 450,1 – 457,7 g/khóm và năng suất thực thu 1,7 tạ. Bảng 4
Description: C:\Users\Tham\Desktop\34.png
Với chi phí sản xuất lớn, tuy năng suất cao nhưng trồng gừng trên giá thể cát lãi thu được chỉ có 388 nghìn đồng. Riêng CT5 (đất – cát – trấu) vừa có chi phí sản xuất không quá nhiều, lại cho năng suất cao nên lãi suất đạt 568,1 nghìn đồng. So với các giá thể khác thì công thức giá thể này cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
KẾT LUẬN

Giá thể khác nhau có độ xốp, độ ẩm khác nhau nên ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của gừng Trâu trồng bao. Giá thể đất – cát – trấu là giá thể cho khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất gừng trồng bao tốt nhất, cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG CỦ GIỐNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GỪNG TRỒNG BAO

Thí nghiệm có 4 công thức: CT1: nhỏ (4g), CT2: trung bình (8g), CT3: lớn (16g) và CT4: rất lớn (32g). Giá thể trồng: đất – trấu (1 – 1) (đất phù sa sông Hồng không được bồi đắp hàng năm, trấu hun)
Khi trồng, đặt miếng củ giống cách đáy bao 15cm, phủ lên trên một lớp giá thể mỏng khoảng 2cm. Tưới nước đầy đủ, duy trì độ ẩm 70 – 80% (Ravindran& cs., 2005). Bón lót phân vi  sinh sông Gianh với lượng 1 tấn/ha (10g/bao), bón thúc 3 lần với 100kg N + 100kg P2O5 + 200kg K2O. Lượng bón cho 1 bao/lần bón thúc: 1,5g N + 1,5g P2O5 + 3g K2O (3,3g Ure + 3g  Super lân + 5g KCl). Mỗi lần bón phân sẽ thêm vào một lớp giá thể dầy khoảng 4 – 5cm, tránh để củ trồi lên mặt đất
Ảnh hưởng của khối lượng củ giống đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của gừng trồng bao.
Dinh dưỡng cần cho giai đoạn nảy mầm được cung cấp chủ yếu từ các chất dinh dưỡng được dự trữ trong củ giống. Giai đoạn nảy mầm chỉ cần khoảng 0,24% tổng khối lượng của củ giống. Tuy nhiên, giai đoạn này là nền tảng của quá trình sinh trưởng, phát triển về sau của cây.
Việc chọn củ giống đúng cách, đúng kích thước, khối lượng và tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất là rất cần thiết. Vì vậy, kích thước và dinh dưỡng của củ giống có ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng trưởng của cây con trong giai đoạn tiếp theo. Thời gian đầu, nếu khối lượng mầm nhỏ khả năng bật mầm sẽ kém hơn, cây sinh trưởng chậm hơn do nguồn dinh dưỡng dự trữ trong củ ít, cây cần nhiều thời gian hơn để có thể tạo ra một lượng vật chất nuôi cơ thể và dự trữ. Như vậy,khối lượng mầm càng lớn thì thời gian sinh trưởng càng ngắn, tỷ lệ bật mầm càng caoBảng 1
bang1a
Kết quả nghiên cứu chỉ ra khả năng tăng trưởng chiều cao cây gừng từ nảy mầm đến sau trồng 150 ngày, công thức 32g có chiều cao cây tăng mạnh nhất ( tăng 0,42 cm/ngày), điều này được giải thích do dinh dưỡng dự trữ trong củ lớn hơn các công thức còn lại là tiên đề thúc đẩy sự phát triển của cây. Từ 160 ngày trở đi, cây gừng không phụ thuộc vào dinh dưỡng dự trữ trong củ giống nữa chiều cao cây dần ổn định. CT3 (16g) cho chiều cao cây cao nhất, khối lượng quá lớn (CT4: 32g) hay quá nhỏ (CT1: 4g) đều cho chiều cao cây thấp hơn. Số nhánh tăng nhanh trong giai đoạn 120 – 190 ngày sau trồng, tốc độ tăng trung bình khoảng 0,3 nhánh/khóm/ngày. Từ đó  khối lượng mầm gừng trồng càng lớn, số nhánh càng nhiều, đây chính là cơ sở tạo năng suất cao; điều này hoàn toàn phù hợp nghiên cứu chỉ ra tại bảng 2, số nhánh tăng lên đáng kể với sự gia tăng kích thước củ giống. Số lá/nhánh của công thức CT4 (32g) và CT3 (16g) là cao nhất, trong khi CT2 (8g) và CT1 (4g) lại cho số lá ít hơn đáng kể, điều này không có lợi cho năng suất sau này. Tuy nhiên, nếu số lá quá nhiều, kích thước lá lớn sẽ làm giảm hiệu quả của quang hợp. Khối lượng mầm càng cao thì hệ số đẻ nhánh càng cao, lượng chất khô tích lũy nhiều. Lượng chất khô tích lũy cao nhất là vào thời kỳ 210 ngày sau trồng. Khả năng tích lũy chất khô cao nhất là CT4 và tỷ lệ lượng chất khô tích lũy vào củ là 36,2%, tiếp theo là CT3 với tỷ lệ chất khô tích lũy vào củ cao nhất, đạt 39,6%, thấp nhất là CT1 (4g) chỉ có 28,7 g/khóm với lượng chất khô tích lũy vào củ đạt 32,5%.
bang2a
Theo số liệu tại bảng 3, Các công thức đều không bị rệp và bệnh thối xanh gây hại, nhưng lại bị nhiễm sâu đục thân từ điểm 3 đến điểm 7 theo thang điểm CIP, khối lượng mầm càng nhỏ nhiễm càng nặng do sức đề kháng kém. Đối với sâu cuốn lá thì hầu hết các công thức đều bị nhiễm ở điểm 3, duy chỉ có công thức CT4 (32g) với số lá nhiều hơn nên bị hại nặng hơn ở điểm 5. Công thức CT3 (16g) và CT4 (32g) có độ ẩm trong bầu cây lớn hơn, thiếu ánh sáng hơn nên bị ốc sên hại nhiều hơn (điểm 5), đồng thời cũng nhiễm bệnh cháy lá và thối vàng nặng hơn các công thức khác.
bang3a
Khối lượng củ giống có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây gừng nếu sử dụng khối lượng củ giống quá lớn sẽ tăng chi phí củ giống, song nếu sử dụng mầm có khối lượng nhỏ sẽ hạn chế sinh trưởng và năng suất . Sản lượng gừng tăng tỷ lệ thuận với kích thước và khối lượng củ giống; tuy nhiên tỷ lệ củ giống cũng là đầu vào tốn kém nhất, chiếm 40 đến 46% tổng số chi phí sản xuất . Năng suất tăng 33%, 51%, và 80% tương ứng với khối lượng miếng củ giống trồng là từ 10 đến 20, 30, và 40g (trích dẫn từ Ravindran et al., 2005). Được thể hiện tại bảng 4
bang4a
Khối lượng củ giống không ảnh hưởng đến đường kính nhưng ảnh hưởng mạnh năng suất gừng Gié. CT4 (32g) là công thức có năng suất cá thể và năng suất thực thu cao nhất (năng suất cá thể 424,8 g/khóm, năng suất thực thu 1,6 tạ), cùng bậc là CT3 (16g) với năng suất cá thể đạt 398,8 g/khóm tương ứng năng suất thực thu đạt 1,5 tạ. Năng suất thấp nhất là CT1 (4g) với năng suất cá thể chỉ có 196,9 g/khóm và năng suất thực thu đạt 0,7 tạ. Trong khoảng khối lượng mầm (4g, 8g, 16g, 32g) khối lượng mầm càng lớn thì năng suất càng cao. Tuy nhiên, nếu khối lượng mầm quá lớn sẽ không cho hiệu quả năng suất, gây lãng phí lượng củ giống ban đầu. Với giá giống cao 20.000 đồng/kg, củ giống có khối lượng càng lớn thì chi phí mua giống sẽ càng tốn kém. CT4 (32g) có năng suất cao hơn so với các công thức khác (1,6 tạ), nhưng chi phí sản xuất lớn (mua giống: 254,5 nghìn đồng), lãi thuần thu được chỉ có 367,8 nghìn đồng. Trong khi đó, CT3 (16g) tuy năng suất đạt 1,5 tạ nhưng do chi phí sản xuất thấp hơn (mua giống: 127,8 nghìn đồng) nên lãi thuần đạt được cao hơn so với công thức 32g (439,1 nghìn đồng). Như vậy, công thức CT3 (16g) là công thức cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
KẾT LUẬN
Khối lượng củ giống có ảnh hưởng tới sinh sinh trưởng, phát triển của gừng Gié trồng bao. Khối lượng củ giống 16g cho năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao nhất

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

CHO NGƯỜI LẦN ĐẦU TRỒNG GỪNG

1. Dùng vỏ bao xi măng giặt sạch ( hoặc bao nylon, hoặc vỏ sọt tre…) đáy bao đục 6 lỗ. Dùng trấu, đất, phân trộn đều theo tỷ lệ 4 trấu + 1 đất + 1 phân chuồng hoai mục, sau đó cho vào bao. Củ gừng giống sau khi ủ lên mầm được cấy vào bao. Chăm sóc thì chỉ cần tưới nước và bón thêm 2 lần phân. Lần đầu, cách thời gian trồng từ 30 đến 45 ngày. Mỗi bao gừng bón 1 thìa phân NPK quanh gốc. Sau đó cho thêm vào một lớp hỗn hợp chất hữu cơ dày khoảng 20 cm với tỷ lệ 1 phân chuồng hoai mục + 1 đất + 3 trấu. Lần 2, cách thời gian bón lần một 60 ngày. Mỗi bao bón thêm 1 thìa phân NPK quanh gốc. Sau đó cho thêm vào bao một hỗn hợp chất hữu cơ với tỷ lệ 1 phân chuồng hoai mục + 1 đất + 4 trấu. Việc phòng trừ sâu bệnh cho gừng cũng đơn giản, bao nào bị sâu bệnh dễ dàng đem ra cách ly, không để lây lan. Cái hay của cách trồng gừng trong bao là bất cứ ở đâu, chổ nào, từ thôn quê đến đô thị đều trồng được cả. Bao gừng đặt dưới đất hoặc trên giàn, trên kệ, dưới tán cây, ven lối đi, bất cứ chỗ nào mà diện tích không dùng cho sản xuất đều có thể đặt bao gừng giống để trồng. Đặc biệt là dễ di chuyển khi cần thiết để tránh sự bất lợi của thời tiết ( mưa ngâp, nắng hạn ). Thường mỗi củ gừng giống khi trồng chỉ nảy từ 3 – 4 nhánh con, nhưng với cách trồng trong bao, gừng nảy rất nhiều nhánh. Mỗi nhánh là một củ gừng, sau 7 – 8 tháng có thể thu hoạch từ 1,5 đến 2 kg củ/bao.

- Tổng chi phí đầu tư ban đầu cho một bao gừng chưa đến 2.000 đồng, thu được 15.000 đồng. Tính ra hiệu quả trồng gừng trong bao cao gấp 8 lần so với cách trồng thông thường.


2. Khâu chọn gừng để làm giống được coi là khâu rất quan trọng. Chọn giống gừng tàu lá già, củ to, da bóng láng, không teo, không bị sâu bệnh. Nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5 – 6 dương lịch), nhằm đỡ công tưới nước, gừng phát triển tốt. Muốn cho gừng mọc mầm đồng đều cần ủ gừng trước, không nên dùng dao, mà phải dùng tay để tách nhánh, khi tách xong nhúng qua dung dịch Topsin hay Dithane với liều lượng 200g pha loãng với 50 lít nước, ngâm khoảng 15 phút, vớt ra để ráo nước. Một tuần sau tiến hành ủ, trải một lớp tro trấu dày từ 10 – 20cm, sau đó xếp gừng thành đống cao 20 – 30cm, phủ một lớp rơm kín lên trên, tưới nước đủ ẩm, không quá khô, không quá ướt. Nếu khô gừng sẽ khó nảy mầm, nếu ướt quá gừng dễ bị thối.
Thời gian ủ khoảng 10 – 15 ngày gừng nảy mầm hết mang ra ruộng trồng. Đất trồng cần làm tơi xốp, cây gừng rất háo nước, nhưng không chịu được úng cần lên liếp, nếu ruộng cao không bị úng vào mùa mưa thì không cần lên liếp. Lên liếp ngang 1,2m; dài tùy theo khổ đất, cao 20 – 30cm, mặt liếp làm đất nhỏ san thật bằng phẳng để rễ gừng phát triển tốt.
Trước khi trồng cần bón lót phân chuồng hoai mục và phân lân. Nếu không có phân chuồng thì bón phân hữu cơ khác để thay thế. Khoảng cách trồng hàng cách hàng 40cm, cây cách cây 30cm. Sau này vun gốc sẽ lấy đất ở giữa vun sang hai bên giống vun gốc khoai lang.
 Cách đặt hom: Bới hốc sâu 10cm rồi rắc basudin, liều lượng 2kg cho 1.000m2 để kiến khỏi ăn. Bằm đất thật nhuyễn, đặt hom giống xuống, phủ 4 – 5 cm phân hữu cơ, dùng thùng tưới có vòi hoa sen tưới đẫm, sau phủ một lớp rơm dày để giữ ẩm. Chăm sóc: Trồng xong ngày tưới 1 – 2 lần, trời mưa không cần tưới.

Bón phân: Lượng phân cần cho 1.000m2 50kg ure, 100kg lân (bón hết khi bón lót); 10kg phân kali (bón lót 5 kg). Sau khi trồng được 1,5 tháng pha 2 muỗng phân ure pha bình 20lít để tưới 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 – 5 ngày. Khi bụi gừng đẻ 2 – 3 cây con tiến hành bón thúc 7 ngày một lần liều lượng 5 kg ure, rải xung quanh gốc cách 10cm. Mỗi tháng xới đất làm cỏ 1 lần. Gừng là loại cây củ phát triển lên trên mặt đất. Khi cây gừng đẻ 4 – 5 nhánh con tiến hành vun gốc, thời gian này cần bón thêm phân hữu cơ, có thể trộn 50% phân hữu cơ và 50% đất vun vào gốc cây. Lượng phân kali còn lại bón vào tháng 10 âm lịch để cho củ to và chắc.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

CÁCH TRỒNG GỪNG VỚI MẬT ĐỘ HỢP LÝ

I. Cơ sở khoa học của việc xác định mật độ khoảng cách trồng gừng.
1.      Khi bố trí mật độ, khoảng cách cần căn cứ vào những điều kiện sau :
+ Giống : nếu giống có lá to, thời gian sinh trưởng dài thì trồng thưa hơn giống lá bé, thời gian sinh trưởng ngắn.
+ Đất đai : đất  tốt  trồng thưa, đất  xấu  trồng  dày.Trên đất  bằng  phẳng  trồng thưa hơn trên đất dốc.
+ Khảnăngthâm canh: trong điều  kiệncó  khảthâm  canh  tốt, đầu tư caothìtrồng thưa, nếu đầu tư thấpthì nên trồng dày.
+ Điều  kiện  thời  tiết  khí  hậu  :  vùng  có  khí  hậu ấm, mưa nhiều  thì  trồng thưa hơn vùng khô hạn và có nhiệt độthấp.
2        . Xác định khoảng cách trồng xen gừng 
Trồng xen gừng là trồng cây gừng với  1 hay nhiều cây trồng khác trong cùng một khoảng thời gian


Gừng là cây trồng xen tầng thấp:
Gừng trồng xen cây ăn quả cây  công  nghiệp  dài  ngày:  cách  gốc  cây  1m, lên  luống rộng 1,2m cao 20 –30cm (chiều dài luống tùy theo vị trí đất) để trồng 3 –4 hàng gừng,hàng cách nhau 40cm, cây cách nhau 30cm.
 Gừng  trồng  xen  với  các  loại cây khác như sắn, đủ,  chuối...Vun đất  thành luống. Mặt luống rộng 40 –50 cm, cao 10 cm, luống nọ cách luống kia 40 –50 cm. Các luống đất chạy song song với đường đồng mức (cắt ngang sườn dốc).Trên mỗi luống trồng 2 hàng, hàng cách hàng 20cm, cây cách cây 20cm so le nhau theo kiểu cài răng lược.
Nếu đất tốt thì trồng thưa hơn hàng cách hàng 20cm cây cách cây 30 cm.
Gừng là cây trồng  xen tầng cao:vì lá gừng nhỏ ít ảnh hưởng đến cây trồng tầng thấp hơn nên có thể trồng xen với nhiều loại rau màu như: hành, hẹ, củcải, ngò rí...
Gừng  trồng  xen  rau:  hành,  hẹ,  củ cải, ngò rí... theo khoảng  cách  hàng  cách hàng 40 cm, cây cách cây 30 cm  sau đó xen rau trên liếp.
 
3.       Xác định khoảng cách trồng thuần
Trồng thuần là chỉ trồng một loại cây trồng trong ruộng.
Trồng thuần gừng là chỉ trồng một mình cây nghệ trên gừng

4. Xác định khoảng cách trồng trên đất dốc
Những năm gần đây, trồng gừng được xem là cây kinh tếcủa bà con vùng cao, giá trị gấp 3 -4 lần so với trồng ngô. Gừng có thể trồng trên rẫy, kẽ đá dưới tán cây rừng. Trên đất dốc trồng gừng dày hơn trên đất bằng phẳng, nên trồng theo kiểu cài răng lược (kiểu nanh sấu), có thể trồng với các khoảng cách sau:
 -Hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 20cm.



II : RẠCH HÀNG, CUỐC
1.      Xác định vị trí, khoảng cách hàng, hốc
Dựa vào mật độ, khoảng,căn cứ vào điều kiện thực tế đất đai, khả năng đầu tư,chăm sóc...ta  chọn  một  khoảng  cách  phù  hợp  với điều  kiện của gia đình mình(dựa theo  nguyên  tắc: tốt  thì  trồng thưa, xấu  thì trồng dày). Ta xác định hướng của hàng: nếu đã làm luống thì hướng của hàng trồng trùng với hướng luống.
Trên đất thoát nước tốt không làm  luống thì tùy  vào diện tích  ruộng  mà  chọn hướng luống cho tiện lợi
2.     Trên đất có mương thoát nước thì hướng hàng trồng phải vuông góc với mương thoát nước để ruộng gừng thoát nước tốt tránh gây úng vào mùa mưa.
3.   Trên đất  dốc, hướng  hàng  trồng  không  trùng  với hướng  dốc  mà  nên  trồng vuông góc với hướng dốc để giảm bớt xói mòn đất


Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

DÙNG GỪNG CÁCH NÀO CÓ LỢI?

Gừng có tác dụng tán hàn, ôn trung, hồi dương, thông mạch, hạ khí, hóa đàm, trừ ho, trợ lực cho thuốc phát biểu và lợi tiểu. Trong ăn uống: Gừng giảm bớt tính lạnh của thức ăn lạnh (bầu bí, các loại cải, thủy hải sản (ốc, cua, cá) gia cầm (vịt), gia súc (thịt bò, thịt trâu). Ốc hấp lá gừng là sản phẩm tuyệt vời ngon bổ! Gừng làm thức ăn uống dậy mùi thơm (bánh xuân cầu, mứt, chè bà cốt, rượu, bia...). Chống nhiễm vi sinh vật trong các loại dưa.
Để phòng chữa bệnh
Cảm lạnh ho sốt không ra mồ hôi và rối loạn tiêu hóa
- Uống trong, bằng nhiều cách nhai tươi, nuốt cả cái lẫn nước, ngậm gừng khô, gừng nướng... uống nước gừng sắc.
- Dùng ngoài ở trường hợp cảm lạnh: dùng gừng đánh gió dã gừng đắp khi bị chấn thương, gây sưng bầm khớp đau nhức, côn trùng thú cắn. Gừng phòng chống thấp khí vùng rừng núi nên rất cần cho đồng bào dân tộc thiểu số để bảo vệ sức khỏe lâu dài bằng những cách trên như một vị thuốc quý tại chỗ.
Theo Tây y
Gừng tươi chứa nhiều gingerol hơn nên cay hơn. Qua phơi sấy khô bị mất nước thành shoagol. Shoagol nóng hơn gingerol. Tinh dầu: Trong gừng khô chứa 200 chất và tiêu biểu là gingerone. Chất khoáng: K, Ca, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Co, Ge, Se. Các caroten (tiền vitamin A), nhóm B, C, E.
Gừng chống ôxy hóa, chống lão hóa: Mạnh hơn cả vitamin E do chứa 12 hoạt chất chống ôxy hóa.
Gừng chống cục máu đông. Các nhà khoa học Anh phát hiện gừng có một số chất đặc biệt có cấu trúc hóa học giống aspirin. Tiêm chất đó ngăn ngừa sự ngưng đọng máu gây cục máu đông phòng nhồi máu cơ tim rất lý tưởng. Khác với aspirin là gừng không gây loét và xuất huyết dạ dày. Các nhà khoa học Mỹ cũng thấy gừng khống chế sự đông và lắng đọng máu. Tác giả Đan Mạch cho rằng gừng ngăn cơ thể sản xuất dramcin (chất gây kết dính tiểu cầu) nên ngừa được tình trạng tạo cục máu dẫn đến nghẽn mạch.
Bộ máy tiêu hóa: Gừng tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, tăng hấp thụ. Các nhà khoa học Nhật thấy gừng hạn chế sự hình thành sỏi mật và khuyên người có sỏi mật ăn gừng.
Gừng chống viêm, giảm đau trong viêm cơ xương khớp (75-85%). Bột gừng hòa nước uống làm dịu cơn đau đầu. Gừng khống chế sinh trưởng tế bào ung thư ở một số giai đoạn nhất định và chữa hội chứng nôn mửa của bệnh nhân ung thư đang được điều trị bằng hóa dược và xạ trị. (h. Routre 1998). Trên tim mạch: Gừng ức chế men ATPase. Kích thích thần kinh tim tăng nhịp tim, dãn mạch, tăng cường tuần hoàn, làm ấm cơ thể, giảm đau. Phòng chống say tàu xe, chóng mặt, nôn mửa. Trên bộ máy sinh dục. Gừng làm tăng lượng tinh dịch và tính năng động của tinh trùng 70-90% (S Qureshi và cs 1989). Đông y từ lâu đã nói dùng gừng xào với tỏi tôm ăn buổi tối để lấy lại sự trẻ trung sung mãn và chữa chân dương kém ở những người trẻ bị lãnh cảm tình dục.
Nên chú ý một số đặc điểm khi dùng gừng
Phải luôn nhớ đặc tính của gừng là tân tán, phát biểu để tôn trọng cách dùng. Phản chỉ định: Bệnh gan, đau mắt, trĩ, nội nhiệt. Dùng theo thời khắc: “Mùa hè ăn gừng, (mùa đông ăn củ cải), sáng trưa ăn gừng, chiều tối kỵ gừng. Có sách viết: “Gừng ăn buổi sáng bổ như nhân sâm, gừng ăn chiều tối độc như thạch tín. Gừng là ngọn lửa thần phải biết thắp mới sưởi ấm được trong ngoài cơ thể. Cần thận trọng đối với phụ nữ có thai, người dễ ra mồ hôi.
Phân biệt các dạng bào chế của gừng: Để biết tính năng, công dụng khác nhau: gừng tươi (sinh khương), gừng tươi phơi khô (can khương), gừng tươi lùi nướng (ổi khương), gừng lát tươi sao tồn tính 80%, sao đen (thán khương), gừng tươi sao vàng cháy xém (tiêu khương), nước gừng tươi (trấp khương), vỏ gừng tươi (khương bì).. Chúng không phải là một vị gừng có nhiều tên (như một số tài liệu đã hướng dẫn). Sinh khương vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Còn gừng khô lại vào những 6 kinh phế, tỳ, vị, tâm, thận và đại tràng. Mỗi thứ được chỉ định chữa một số bệnh. Chỉ có gừng khô mới thay thế được riềng ở trường hợp bất đắc dĩ không có riềng (ăn thịt chó)! Gừng tươi, riềng tươi đều tân ôn nhưng nơi phát huy tác dụng của chúng khác nhau trên cơ thể do gừng nhiều tinh dầu cay hơn riềng và phát tán mạnh hơn! Cặp đôi gừng với tỏi được người xưa tuyển chọn từ ngàn xưa (tỏi không đi với nghệ). Sinh khương phải dùng loại 8-9 tháng không bị quá non, quá già. Gừng để vỏ thì mát, bỏ vỏ thì nóng (Chu Đan Khê).
Trà gừng sản xuất công nghiệp: Không thể thay thế nước uống hằng ngày để giải khát (như một số hãng sản xuất trà gừng đã quảng cáo) vì không thể uống nhiều cả ngày như nước đun sôi để nguội. Có tỷ lệ thích hợp giữa gừng và đường mới tạo điều kiện cho gừng phát huy tác dụng. Nếu đường ngọt quá và gừng hết cay sẽ làm mất dược tính của chế phẩm. Vì vậy cần nghiên cứu công nghệ chế biến khống chế nhiệt độ của GS. Weidner để bảo vệ chất cay của gừng (gingerol) không bị chuyển thành chất shoagol (giảm công hiệu chữa đau khớp và lại gây kích ứng dạ dày).
Gừng để chống say tàu xe nôn mửa. Gừng không gây buồn ngủ nên du khách tỉnh táo chiêm ngưỡng cảnh đẹp trên đường, phòng chống rối loạn tiêu hóa do thức ăn lạ ở những nơi mới đến, phòng cảm gió lạnh khi trở trời trên hành trình chống tê mỏi do phải ngồi lâu trên ô tô. Trà gừng là bạn của du khách, không quên nó trong hành trang.

Còn có nhiều cách dùng gừng dân dã, kịp thời để chống nôn, chóng mặt. Củ gừng tươi cả vỏ rửa sạch khía từng lát mỏng. Khi cần lấy ra một, hai lát ngâm, nhậm nhi nuốt nước có thể nuốt cả cái (cách này tốt nhất). Đắp gừng tươi thái mỏng lên các huyệt nội quan lấy băng dính cố định. Có thể giã gừng với tỏi, đắp lên huyệt nội quan và đan điền (dưới rốn). Gừng giã nát, hòa nước đun sôi gạn lấy nước thấm khăn (vắt hết nước) quấn quanh cổ. Uống trà gừng dấm: gừng 25g, dấm ăn 25g. Gừng sạch thái lát cho vào lọ đổ dấm ngâm 1 đêm lấy ra 5 miếng, cho ít đường vào pha nước sôi, uống thay nước đi đường. Đến bữa ăn nên có món gừng muối chua... Uống bia gừng - cho gừng thái sợi vào bia, vừa trừ được hàn thấp lại gây lợi tiểu chống bụng phệ (bụng bia).



Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

BÍ QUYẾT TRỒNG GỪNG TRONG BAO CÁT ĐẠT NĂNG SUẤT GẤP 6 LẦN

Ông Văn Ngọc, ở thôn 4, xã Hòa Khương, Hòa Vang, TP.Đà Nẵng đã thu được hàng trăm triệu đồng một vụ trồng gừng. Cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng gừng trong bao cho năng suất cao.


Ông Ngọc đã cho hay, vào đầu năm 2011, ông Ngọc đã vào Gia Lai mua khoảng 2 tạ gừng giống (giá 20.000 đồng/kg) về trồng trong số 1.350 bao. Để cho năng suất gừng cao, ít sâu bệnh hại, ông chọn giống gừng tốt, có tuổi trên 8 tháng, sạch bệnh. Mỗi 1kg gừng giống, ông trồng trong 15 – 20 bao xi măng giặt sạch, đáy bao đục 2 lỗ ở 2 góc cho thoát nước.
Gừng là loại cây ưa đất ẩm, không chịu úng, ưa tơi xốp, nhiều mùn, rác hữu cơ, phân chuồng. Pha trộn đất trồng theo tỷ lệ 50% đất với 50% phân chuồng hoai mục + vỏ trấu, cho vào bao xong đặt hom gừng (đã ủ nứt mầm) vào giữa bọc phủ lớp đất nhẹ chừng 2cm, trải lên mặt lớp tro trấu cũ hoai để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. Trồng khoảng 40 ngày, mỗi bao gừng bón 1 muỗng NPK quanh gốc và rải lên trên gốc hỗn hợp gồm 3 phần trấu + 1 phần phân chuồng hoai mục + 1 phần đất. Thường mỗi củ gừng giống chỉ nảy từ 3-4 nhánh con, nhưng trồng trong bao, gừng nảy rất nhiều nhánh. Mỗi nhánh 1 củ, sau 7- 8 tháng có thể thu hoạch từ 1,5 – 2kg củ/bao. Chi phí đầu tư cho 1 bao gừng khoảng 3.000 đồng. Tính ra hiệu quả trồng gừng trong bao gấp 6 lần so với cách trồng dưới đất.

Theo ông Ngọc, Kỹ thuật trồng gừng trong bao sẽ ít bị bệnh. Tuy nhiên, để phòng bệnh héo vàng thối rũ do vi khuẩn truyền nhiễm rất khó trị, chủ yếu là phun ngừa sau mỗi đợt mưa kéo dài nhiều ngày hoặc định kỳ 10 – 15 ngày phun 1 lần, các loại thuốc trị nấm gốc đồng COPPER ZINC, CARBAN 50SC…
Trước khi trồng gừng nên xử lý “hom gừng” bằng cách phun thuốc trừ nấm bệnh CARBAN 50 SC, COPPER ZINC 85WP…Nếu bao nào bị sâu bệnh thì mang ra xa hủy bỏ, không để mầm bệnh lây lan. Trồng gừng theo cách này khắc phục được những bất lợi về thời tiết, đất đai, không gian, sâu bệnh…

Ở miền núi cho tới đồng bằng đều trồng được. Nơi thấp lụt thì đặt bao gừng trên giàn. Tính sơ, 1.000 bao gừng, với giá vào dịp Tết là 40.000 đồng/kg gừng củ, ông Ngọc sẽ thu về trên 40 triệu đồng, trong khi chi phí không bao nhiêu.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

GỪNG - LIỀU THUỐC CỦA MẸ TỰ NHIÊN

Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Ngoài việc tạo thêm hương vị cho một số món ăn, gừng có thể giúp ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh.

Sanh khương. gừng sống có tác dụng giải cảm chữa ho phát mồ hôi.
Can Khương: gừng khô có tác dụng làm ấm huyết, muốn chế thành gừng khô phải luộc chín gừng rồi đem phơi gừng mới không bị mọt ăn.
Ổi khương : gừng lùi vào lửa cho chín mới sử dụng có tác dụng tiêu thực, kiện tỳ vỵ.
Hắc khương: Gừng sao đen có tác dụng cầm máu nội khoa rất tốt.
Thán Khương: Gừng khô đốt thành than cho vào chai cất giữ, chảy máu ngoại khoa như đứt tay chấn thương dùng thán khương rắc lên vết thương cầm máu rất hữu hiệu
Khương bì: võ gừng dùng để chữa các bệnh thủy thủng.
Khương diệp: Lá gừng mùi rất thêm thường cho vào nồi bí hầm dừa, hay chè trôi nước ăn rất thơm tránh bị đau bụng khó tiêu.
Các tác dụng của gừng
Chống viêm: Gừng còn có tác dụng chống viêm. Thực tế, nhiều loại thuốc chống viêm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trong khi đó, ăn gừng lại có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa loét hiệu quả.
 Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp có chứa thân rễ gừng khô. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.
Giảm đau đầu: Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.
Giảm cholesterol: Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol.
 Kiểm soát tiểu đường: Các chuyên gia y tế yêu cầu bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng sớm vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
 Chống stress: Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng... chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.
 Chống say xe, ốm nghén: Ăn gừng tươi trước khi đi xe, máy bay... có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng say tàu xe.
 Nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu cũng có hiệu quả chống buồn nôn, say tàu xe và nôn mửa. Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai.Ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.
 Trị rối loạn dạ dày: Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.
 Kiểm soát tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.
 Rối loạn hô hấp: Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.
 Kinh nguyệt: Gừng giúp hỗ trợ giảm đau, điều trị ra kinh nguyệt không đều.
 Bệnh sốt rét: Củ gừng và tinh dầu gừng cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét và sốt vàng da.
Ung thư: Gừng còn được biết đến với công dụng chống ung thư. Do vậy bạn nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng. 
 Lưu ý khi dùng gừng:
 - Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.
- Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.
- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dài sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC GIẢM GIÁ GỪNG CUỐI NĂM 2015 ĐẦU 2016

Trái với lịch sử giao dịch gừng năm 2014, giá gừng tươi cuối năm 2015 đầu năm 2016 đã giảm mạnh đáng kể. Nếu như trong năm 2014, người nông dân phấn khởi với mức giá 40000 – 80000/kg gừng thì hiện nay, giá gừng tươi giảm xuống còn từ 6000-15000/kg.

Gừng là một gia vị phổ biến trong nhiều món ăn Việt và cũng nổi tiếng với những lợi ích sức khỏe của nó. Quay lại với diễn biến thị trường năm 2012, giá gừng lúc đó chỉ khoảng 4000-8000/kg gừng làm diện tích gừng nhanh chóng thu hẹp. Như năm 2014, nguồn cung cấp gừng chính cho thị trường Hồ Chí Minh đến từ các tỉnh vùng cao tây và miền Trung của đất nước như Đắk lăk, Lâm Đồng, Bình Phước… vì ở những khu vực này, người nông dân có thể tận dụng được diện tích đất dư thừa và vỏ cây cà phê, điều làm nguồn phân bón hữu cơ. Ngoài ra, cây trồng cũng được bổ sung từ Trung Quốc. Mùa thu hoạch gừng ở Việt Nam diễn ra rải rác từ tháng 11 đến tháng 4. Các tháng còn lại, gừng được nhập từ nước ngoài, chủ yếu là Indonesia và Trung Quốc. Một nguyên nhân khác của sự thiếu hụt nguồn cung gừng là do căng thẳng Biển Đông. Để phản đối hành động của chính phủ Trung Quốc, nhiều thương nhân Việt Nam đã bị đình chỉ nhập khẩu gừng từ Trung Quốc. Nếu xét về nguyên nhân chủ quan thì nông dân của Việt Nam vẫn chủ yếu làm việc với các công nghệ và kỹ thuật lạc hậu. Tình trạng mất mùa gừng do các bệnh ở gừng vẫn diễn ra phổ biến. Việc cung thiếu so với cầu đã đẩy giá gừng ở Việt Nam lên cao vào những năm 2014 và đầu 2015.


Kịch bản giá gừng tươi tiếp tục tái diễn trong năm 2016. Giá gừng giảm mạnh xuống còn 6000-15000/kg liệu có làm cho nông dân bỏ gừng trồng cây khác?
Theo tôi, quý  bà con có thể yên tâm khả năng tồn tại lâu dài của thị trường gừng Việt Nam miễn là chuỗi cung ứng của nó được cải thiện. Nhật Bản được xem là đối tác lớn trong việc đầu tư vào nông nghiệp của Việt Nam. Về khâu trồng gừng, xu hướng dùng thực phẩm hữu cơ sẽ là tiền đề cho những năm tiếp theo để phát triển cây gừng. Nếu nắm rõ các yêu cầu kỹ thuật về trồng gừng, bà con có thể tận dụng được những tài nguyên dư thừa và đồng thời ngăn ngừa các bệnh không mong muốn ở gừng và quan trọng hơn cả là đảm bảo các yêu cầu về chất lượng như khách hàng đã đưa ra. Hiện tại, lựa chọn trồng gừng vẫn là quyết định của nhiều bà con để khai thác diện tích đất nông nghiệp thừa và trồng xen canh cho các giống cây trồng chính khác.

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

GỪNG CAY NÊN CẦN TRUNG VI LƯỢNG

Gừng cay nên cần trung vi lượng


Cây gừng thích hợp ở các vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung bình 20 - 28 độ C, lượng mưa trên 1.500 mm/năm, có thể trồng được tất cả các vùng, miền ở nước ta. ...
Gừng không kén đất, thường đất tơi xốp, giầu mùn, cao, thoát nước, có pH = 6 - 7,5, tầng canh tác dày 20 - 40 cm. Gừng ưa ánh sáng nhưng có khả năng chịu rợp nên thường được trồng xen. Đặc điểm sinh học Gừng là cây trồng có giá trị kinh tế cao, củ gừng dùng ăn tươi, chế biến bánh kẹo, nước giải khát, là một trong các vị thuốc nam chữa bệnh, gừng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Là cây một năm, thân thảo có thể cao 0,5 – 1m. Thân ngầm phình to chứa dưỡng chất gọi là củ, xung quanh có các rễ tơ, củ và rễ tập trung ở lớp đất mặt (0 – 15 cm), lá gừng màu xanh vàng đậm dài 15 – 20 cm, rộng 2 – 2,5 cm, chỉ có bẹ không có cuống mọc thẳng và so le, mặt nhẵn bóng, độ che phủ thấp. Cây gừng ít ra hoa, khi ra hoa thì hoa màu vàng xanh, mép cánh hoa có mầu tím. Số lượng chồi ở củ gừng không nhiều là nguồn để nhân giống. 
Nhu cầu dinh dưỡng 
Nhu cầu đạm (N): Gừng cần đạm không nhiều, chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh và phát triển thân lá với mức đầu tư trung bình khoảng 70 kg N/ha. Nếu thừa đạm lá mỏng màu lá xanh đậm, dễ nhiễm sâu bệnh, ít củ, nếu thiếu đạm thân lá còi cọc chậm phát triển ảnh hưởng đến năng suất chất lượng củ. Nhu cầu lân (P): Gừng cần lân ngay ở thời kỳ cây con đến giai đoạn đẻ nhánh vươn lá, làm củ bón đủ lân rễ cây phát triển hấp thu nhiều chất dinh dưỡng, củ hình thành sớm. Nếu thiếu lân rễ ngắn ít củ năng suất thấp cây gừng cần khoảng 30 – 40 kg P2O5/ha. 
Nhu cầu kali (K): Khi cây gừng vươn lá là bắt đầu cần kali đến giai đoạn phình củ thì lượng kali tăng dần bón đủ kali, thân lá cứng cáp màu lá xanh vàng sáng phiến lá dầy ít sâu bệnh. Nếu thiếu kali lá thường xanh nhạt lá mỏng, ngọn bé dễ nhiễm sâu bệnh, cây gừng cần kali ngang với đạm. 
Nhu cầu canxi (vôi): Gừng yêu cầu độ pH từ 6 – 7,5 mà hầu hết đất trồng gừng các vùng miền ở nước ta độ pH thường thấp, đất chua trừ môt số vùng phù sa sông vì vậy cung cấp vôi để cải tạo đất là cần thiết để điều chỉnh độ pH thích hợp cho gừng phát triển với lượng bón từ 400 – 500 kg vôi/ha. Nếu thiếu vôi độ pH thấp ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển đặc biệt rễ nhiễm bệnh. 
Nhu cầu magie (MgO) cây gừng cần magie để tăng hiệu suất quang hợp ánh sáng, đặc biệt những vùng trồng gừng dưới tán cây, cung cấp đủ magie bộ lá gừng mọc đứng khả năng quang hợp tăng mặt lá lấy được ánh sáng nhiều làm tăng tích lũy chất khô về củ.
 + Do nhu cầu dinh dưỡng của cây gừng cần sử dụng loại phân bó có đầy đủ, cân đối các yếu tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng một trong những loại phân thích hợp được bà con nông dân lựa chọn đó là phân ĐYT NPK Văn Điển. 
+ Nên chọn những chân đất thịt nhẹ, thịt pha cát, tầng đất canh tác dầy 20 – 25 cm, thoát nước tốt có độ pH từ 6 – 7,5 để trồng gừng, nếu đất chua cần bón thêm vôi, khi sử dụng phân NPK Văn Điển thì không phải dùng vôi nữa. Thời vụ trồng gừng bắt đầu từ tháng 1 đến cuối tháng 4 dương lịch và thu hoạch vào tháng 11 - 12. Nếu thiếu magie khiến lá nhỏ khả năng quang hợp ánh sáng kém tích lũy chất khô về củ hạn chế ảnh hưởng lớn đến năng suất. Trồng gừng nên bón phân có hàm lượng magie cao sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt trên tất cả các loại đất. 
Nhu cầu các yếu tố vi lượng: Gừng cần một số yếu tố vi lượng như: Kẽm (Zn), Bo (B), đồng (Cu), sắt (Fe), măng gan (Mn), cung cấp đầy đủ các yếu tố vi lượng củ gừng sẽ tích lũy nhiều chất dầu thơm, chất cay, các vitamin, các hợp chất khoáng hòa tan, tỉ lệ tinh chất cao chất lượng củ tốt, nếu thiếu vi lượng dinh dưỡng của củ bị ảnh hưởng đặc biệt các tinh chất vitami, dầu thơm tích lũy trong củ giảm sút.
 Kỹ thuật trồng và chăm sóc 
Trước khi trồng gừng tiến hành làm đất nhỏ, nên luống rộng 80 – 100 cm chiều cao luống 20 – 25 cm, mỗi luống trồng hai hàng so le kiểu nanh sấu, hàng cách hàng 40 – 50 cm, cây cách cây 30 – 40 cm, đào hốc kích thước 10 – 15 cm sâu 7 – 10 cm, rãnh luống rộng 30 – 40 cm, các hốc trồng cách mép luống 15 – 20 cm. 
Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển bón cho cây gừng gồm phân lót NPK 5.10.3 có hàm lượng dinh dưỡng: N = 5 %, P205 = 10 %, K20 = 3%, Ca0 = 15%, Mg0 = 9%, Si02 = 14%, S = 2% và các chất vi lượng Zn, B, Cu, Fe, Mn. Tổng dinh dưỡng đạt 58%, trong đó các yếu tố trung lượng, vi lượng đạt trên 40%. 
Phân bón thúc ĐYT NPK Văn Điển loại NPK 12.8.12 có hàm lượng dinh dưỡng: N = 12 %, P205 = 8 %, K20 = 12%, Ca0 = 8%, Mg0 = 6%, Si02 = 9%, S = 6% và các chất vi lượng Zn, B, Cu, Fe, Mn. Tổng dinh dưỡng đạt 60%. 
Cách bón: Bón lót, mỗi sào Bắc bộ (360 m2) bón lót 4 – 5 tạ phân chuồng hoai mục + 25 kg NPK 5.10.3 Văn Điển giải phân vào hố trên luống trộn đều với đất sau đó đặt bầu hoặc hom, nếu trồng bầu đặt miệng bầu hơi cao hơn so với mặt luống từ 2 – 3cm, nếu trồng hom đặt hom xuôi chiều luống vì sau này mầm sinh trưởng sẽ mọc ngang. Khi trồng xong cần giữ ẩm đất đặc biệt là tháng đầu tiên tuy nhiên cũng không nên để gừng bị úng sẽ làm thối củ, tỉ lệ chết cao.
 Bón thúc sử dụng phân ĐYT NPK 12.8.12 Văn Điển lượng bón từ 20 – 25 kg/sào, chia làm 3 lần: Lần thứ nhất, bón sau trồng 20 – 30 ngày sử dụng 5 – 6 kg/sào, giải phân giữa 2 hàng vun nhẹ đất trên mặt luống phủ kín phân. Sau trồng 60 ngày bón thúc lần 2, lượng bón 7 – 8 kg/sào rải phân vào 2 mép luống vét đất ở rãnh phủ kín phân. Sau trồng 100 - 120 ngày, tiến hành bón thúc lần 3, lượng bón từ 7 – 8 kg/sào, rải phân vào giữa hai khóm hoặc ở mép luống kéo đất vun cao mặt luống.
 Lưu ý, mỗi lần bón không rải phân trực tiếp vào gốc đồng thời tiến hành tưới ẩm để cây dễ dàng hấp thụ phân bón, cũng có thể hòa loãng phân với nước để tưới. 
Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật địa phương. Phân bón ĐYT NPK Văn Điển cho cây gừng bên cạnh những yếu tố dinh dưỡng đa lượng (NPK) cân đối còn có các yếu tố dinh dưỡng trung, vi lượng chiếm trên 40% đáp ứng thỏa mãn nhu cầu cho cây gừng trong suốt cả vụ. Cây gừng được bón phân Văn Điển sinh trưởng phát triển khỏe, ngọn nở lá vươn đứng màu xanh sáng hanh vàng, mặt lá bóng phiến lá dầy củ phình to sớm, củ đồng đều, vỏ mầu vàng đậm, đặc biệt gừng có sức chống chịu sâu bệnh cao, ít xuất hiện các bệnh như cháy lá thối củ. Bón phân ĐYT NPK Văn Điển gừng cho năng suất cao, chất lượng củ tốt được thị trường ưa chuộng