Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

THỊ TRƯỜNG GỪNG NĂM 2016 – VIỆT NAM LỢI THẾ HƠN TRUNG QUỐC VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

Gừng được biết đến như một gia vị không thể thiếu được trong các bữa ăn của người Á Đông. Càng ngày, cùng với những nghiên cứu về tác dụng của gừng không chỉ trong lĩnh vực ẩm thực mà còn cả làm đẹp và y học. Nhu cầu về gừng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây thị trường gừng có nhiều biến động không chỉ tích cực mà có cả tiêu cực, sau cơn sốt giá năm 2014 gừng trong những năm tiếp theo lại giảm mạnh đáng kể. Nếu như trong năm 2014, người nông dân phấn khởi với mức giá 40000 – 80000/kg gừng thì hiện nay, giá gừng tươi giảm xuống còn từ 6000-15000/kg.
             Lý giải tại sao gừng trong năm 2014 lại được giá như vậy. Chúng ta quay lại với diễn biến thị trường năm 2012, giá gừng lúc đó chỉ khoảng 4000-8000/kg gừng làm diện tích gừng nhanh chóng thu hẹp.. Mùa thu hoạch gừng ở Việt Nam diễn ra rải rác từ tháng 11 đến tháng 4. Các tháng còn lại, gừng được nhập từ nước ngoài, chủ yếu là Indonesia và Trung Quốc. Nguyên nhân  của sự thiếu hụt nguồn cung gừng là do căng thẳng Biển Đông. Để phản đối hành động của chính phủ Trung Quốc, nhiều thương nhân Việt Nam đã bị đình chỉ nhập khẩu gừng từ Trung Quốc. Còn nếu xét về nguyên nhân chủ quan thì nông dân của Việt Nam vẫn chủ yếu làm việc với các công nghệ và kỹ thuật lạc hậu. Tình trạng mất mùa gừng do các bệnh ở gừng vẫn diễn ra phổ biến. Việc cung thiếu so với cầu đã đẩy giá gừng ở Việt Nam lên cao vào những năm 2014 và đầu 2015.
              Vậy câu hỏi đặt ra là “Kịch bản giá gừng tươi tiếp tục tái diễn trong năm 2016. Giá gừng giảm mạnh xuống còn 6000-15000/kg liệu có làm cho nông dân bỏ gừng trồng cây khác?”
               Để trả lời câu hỏi đó thì chúng ta cần phân tích những tác động tới thị trường gừng trong năm nay. Đầu tiên là việc chúng ta vừa ký kết tham gia  Hiệp định TPP – Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương vào ngày 31/12/2015. Vậy tham gia TPP có ảnh hưởng gì tới thị trường gừng nói riêng và cả nền nông nghiệp nước ta nói chung?
                 Thứ nhất, TPP ký kết có thể thúc đẩy đầu tư của các nước trong khối vào Việt Nam, tạo cơ hội cho Việt Nam khai thác các lợi thế tiềm năng về nông nghiệp.
                 Thứ hai, khi tham gia TPP, thuế suất giảm về 0% sẽ đem lại cơ hội cạnh tranh bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam, tác động tích cực đến thu nhập của người dân, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
                 Thứ ba, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu là quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu. Gia nhập TPP sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với các nước nhằm hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu
                 Có thể thấy rõ cơ hội của chúng ta, với hàng rào thuế quan và hạn ngạch từng bước được rỡ bỏ, Cùng với sự phát triển của công nghệ, chúng ta sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với các khách hàng quốc tế. Đồng thời cũng sẽ triển khai mang lại những lợi ích cho đất nước bằng việc khai thác những nhàn rỗi trong nông nghiệp và tối đa hóa năng suất.
                 Tuy nhiên, thách thức thì chúng ta cũng nên lường trước để chuẩn bị cho mình trước khi bơi ra biển lớn. Thứ nhất, TPP làm cho hạn ngạch và các hàng rào thuế quan sẽ được giảm xuống nhưng các tiêu chuẩn kiểm định lại là một thách thức mà bà con nên cần biết để cải tiến phương pháp trồng gừng. Đối với các thị trường có yêu cầu cao, chúng ta cần tìm hiểu về yêu cầu của các thị trường này để tránh rủi ro trước khi xuất khẩu.
                  Thách thức thứ hai là về thị trường nội địa. TPP cũng mở đường cho các sản phẩm nhập khẩu – những sản phẩm được sản xuât với sự kiểm định khắt khe hơn và giá càng cạnh tranh hơn nhờ giảm hàng rào thuế quan. Vì vậy, chúng ta cũng nên nghiên cứu để đón đầu những cơ hội này.
                  Do đó chúng ta có thể yên tâm khả năng tồn tại lâu dài của thị trường gừng Việt Nam miễn là chuỗi cung ứng của nó được hoàn thiện. Nhật Bản, Mỹ đều là những nước nhập khẩu lớn từ nước ta, họ cũng là 2  trong 12 nước tham gia TPP càng làm cho thị trường xuất khẩu nông sản của nước ta thêm năng động. Và một lợi thế nữa cần kể đến đó là chúng ta tham gia TPP trong khi Trung Quốc thì không, càng làm cho lợi thế cạnh tranh của chúng ta được nâng cao.